10 Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đơn giản và hiệu quả

Ngày viết:
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian
5/5 - (1 bình chọn)

Trĩ là tình trạng căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Đây là một loại bệnh khá phổ biến ở những người làm văn phòng, những người phải ngồi nhiều, ngồi lâu; những người hay bị táo bón và cả người già. Các nguyên nhân gây ra trĩ làm cho các tĩnh mạch ở vùng trực tràng và hậu môn phải chịu một áp lực lớn trong thời gian dài làm cho máu ở khu vực này không được lưu thông. Lâu ngày dẫn đến tình trạng các tĩnh mạch bị căng giãn. Trĩ không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng những triệu chứng, tác động của nó đến cơ thể, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là vô cùng lớn, do đó cần phát hiện sớm để điều trị bệnh triệt để, tránh sự tái phát của trĩ.

Dưới đây, ITP Pharma sẽ giới thiệu đến các bạn cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian hiệu quả nhất.

 

Đâu là nguyên nhân gây bệnh trĩ?

Trước hết, bạn cần phải biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì, từ đó mới có thể tránh được sự hình thành của búi trĩ.

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra trĩ do việc cố rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch làm ứ máu, căng giãn.

Một chế độ ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân gây táo bón, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Tăng áp lực ổ bụng gặp ở những người thường xuyên phải ngồi lâu, đứng lâu như nhân viên bán hàng, người làm văn phòng, thợ may; những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác,… cản trở quá trình máu trở về tim, làm ứ máu ở tĩnh mạch hậu môn.

Quan hệ qua đường hậu môn cũng là 1 nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Do tuổi cao làm cấu trúc nâng đỡ các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng giảm chức năng, lỏng lẻo.

Ngoài ra còn do thừa cân, béo phì, u đại trực tràng, u ở tử cung,…

Bệnh trĩ gồm có trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp (cả trĩ nội và trĩ ngoại). Trĩ được chia thành 4 cấp độ:

  • Độ 1: búi trĩ nằm trong hậu môn.
  • Độ 2: búi trĩ lòi nhẹ ra ngoài khi rặn và có thể tự thụt vào trong.
  • Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi đi lại nhiều, ngồi xổm, đi ngoài hoặc làm việc nặng. Phải tác động (dùng tay) thì búi trĩ mới thụt vào lại.
  • Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, không thể thụt vào trong.

Bạn cần phải biết mình đang mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nào thì mới có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu đang mắc ở mức độ nhẹ, bệnh mới khởi phát hoặc bạn muốn đẩy nhanh quá trình điều trị thì các bài thuốc dân gian sẽ là một lựa chọn phù hợp với bạn.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá vốn được sử dụng khá phổ biến trong bữa ăn của người dân, thường được ăn kèm với rau sống hoặc ép thành nước uống giúp thanh nhiệt giải độc. Theo Đông y, rau diếp cá còn được dùng như một vị thuốc giúp kháng khuẩn, kháng viêm, sát trùng, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể; đặc biệt là có khả năng nhuận tràng tốt, dùng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ do có thành phần decanonyl acetaldehyde.

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Các phương pháp dùng rau diếp cá để điều trị bệnh trĩ:

Cách 1: dùng nước rau diếp cá khô

  • Chuẩn bị rau diếp cá tươi, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Mỗi ngày lấy khoảng 6-12g lá diếp cá khô rửa với nước, sau đó đun sôi trong 500ml nước.
  • Uống nước rau diếp cá khô thay cho nước lọc hàng ngày.

Cách 2: đắp bã

  • Chuẩn bị: rửa sạch lá diếp cá rồi ngâm với nước muối.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn lá diếp cá với 1 ít muối, chắt bỏ nước, lấy phần bã.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn rồi đắp bã diếp cá trực tiếp lên hậu môn, để yên từ 20-30 phút rồi bỏ ra, rửa sạch với nước.

Cách 3: xông hậu môn

  • Chuẩn bị: lấy khoảng 150-200g lá diếp cá,rửa sạch rồi ngâm với nước muối.
  • Đun với 1-2 lít nước đến khi thấy lá ngả sang màu vàng thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu, dùng nước để xông hậu môn.
  • Sau khi nước  nguội thì có thể lấy nước này để rửa hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Sở dĩ lá trầu không được ứng dụng trong điều trị bệnh dĩ là do nó chứa lượng lớn tinh dầu, bete-phenol, chavicol (1 loại phenol),… có tác dụng kháng viêm , kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, bete-phenol có khả năng làm mềm thành mạch, khi sử dụng thường xuyên có thể làm co búi trĩ lại. Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi hơi hắc, có tác dụng chính như sát khuẩn, tiêu viêm, kháng nấm, kháng khuẩn nên thường được áp dụng trong việc chữa trị các vết viêm loét, nhiễm trùng. Ngoài ra, lá trầu không còn có khả năng cầm máu và co búi trĩ rất hiệu quả.

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Các bài thuốc với lá trầu không trong điều trị bệnh trĩ:

Cách 1: dùng trầu không, hạt gấc, quả cau và bồ kết

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không, hạt gấc, 1 quả cau, 1 ít bồ kết rửa sạch, để ráo nước.
  • Giã nát các nguyên liệu trên, cau cắt thành miếng rồi cho tất cả vào nồi đun sôi với nước.
  • Khi nước đã sôi thì đổ ra chậu, dùng nước để xông hậu môn ngày 2 lần.

Cách 2: dùng nước lá trầu không

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch
  • Bỏ vào nồi, thêm ít muối rồi đun sôi 5 phút.
  • Dùng nước này để xông hậu môn, khi nước nguội thì lấy ngâm rửa.

Xem thêm:

[Bác sĩ tư vấn] Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ nhanh và hiệu quả nhất

Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng đu đủ

Đu đủ là một loại quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, kali, sắt, hoạt chất riboflavin, thiamin,… Đây là các thành phần có khả năng nhuận tràng, giải độc rất tốt. Theo Đông y, đu đủ có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng làm mát gan , nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng. Đặc biệt, đu đủ có chứa một số thành phần giúp kháng khuẩn, tiêu viêm nên thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa trị bệnh trĩ.

Một số cách sử dụng đu đủ trong điều trị bệnh trĩ:

Cách 1: sử dụng đu đủ xanh. Trong dân gian, đu đủ lúc còn xanh thường được dùng nhiều hơn vì tính sát khuẩn cao và khả năng làm co búi trĩ tốt hơn.

  • Chuẩn bị 1 trái đu đủ xanh, còn nguyên cuống và càng nhiều nhựa càng tốt.
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi đi ngủ.
  • Bổ đôi quả đu đủ và úp 1 nửa quả vào mỗi bên cẳng chân, cố định lại rồi để vậy ngủ qua đêm (chú ý để nguyên cuống).
  • Sáng hôm sau gỡ ra và rửa sạch với nước.
  • Cách làm này vừa có thể giúp giảm được các triệu chứng đau rát ở hậu môn, vừa có khả năng làm co nhỏ búi trĩ lại.

    Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ
    Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ

Cách 2: hầm đu đủ với trực tràng heo.

  • Chuẩn bị: trực tràng heo, đu đủ xanh
  • Rửa sạch trực tràng heo, cho vào hầm với đu đủ, thêm gừng, gia vị, đun đến khi chín nhừ thì tắt bếp.
  • Phương pháp này giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng tốt, hạn chế được tình trạng táo bón.

Ngoài 2 cách trên, bạn có thể ăn đu đủ chín thường xuyên, hoặc phối hợp các phương pháp trên với việc ăn đu đủ chín để tăng cường tác dụng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

Xem thêm:

[Bác sĩ tư vấn] Chữa trị bằng lá trầu không nhanh và hiệu quả nhất

Quả sung – giải pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Sung vốn là loại quả đã quá phổ biến trong dân gian, xuất hiện rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày nhưng lại rất ít người biết đến công dụng của nó. Trong 100g quả sung, người ta phát hiện ra có 1,2g chất xơ; 19g bột đường; 0,8g protein; 0,4g chất béo, nước. Ngoài ra còn có 1 số loại khoáng chất, vi chất như sắt, photpho, natri, canxi, vitamin C, vitamin B1,B2,… có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài chất xơ, sung còn chứa prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, đồng thời tạo điều kiện để các vi khuẩn có lợi ở đường ruột phát triển nhanh hơn, từ đó giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế được táo bón.

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chính là giải độc, làm sạch ruột, tiêu thũng, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa. Từ đó giúp cải thiện các vấn đề về đường ruột, đặc biệt là hạn chế táo bón, làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Đối với bệnh nhân trĩ, việc dùng các bài thuốc có dùng sung còn giúp co búi trĩ, cải thiện tình trạng sa búi trĩ, sa trực tràng.

Chữa bệnh trĩ bằng quả sung
Chữa bệnh trĩ bằng quả sung

Một số bài thuốc có hiệu quả tốt như:

Cách 1: nấu nước quả sung để uống.

  • Chuẩn bị 1 ít quả sung, rửa sạch rồi xay nhuyễn ra.
  • Cho vào nồi khoảng 750-1000ml, thêm sung đã xay nhuyễn rồi đun sôi trong 10 phút.
  • Bỏ bã, chắt lấy phần nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Cách 2: xông hậu môn

  • Chuẩn bị 200g lá sung tươi, khoảng 15 quả sung, 200g lá cúc tần, 1 củ nghệ, 200g lá lốt và một ít muối.
  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu, cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi thì đổ ra chậu, ngồi phía trên để xông hậu môn.
  • Sau khi nước nguội (còn ấm) thì dùng để rửa hậu môn.

Cách 3: dùng quả sung

  • Chuẩn bị: khoảng 20 quả sung tươi.
  • Rửa sạch sung, ngâm với nước muối loãng rồi rửa lại với nước.
  • Dùng để ăn khi đói.

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Tỏi vốn đã nổi tiếng từ lâu với nhiều công dụng thần kỳ như phòng ngừa và điều trị cảm cúm, ung thư, cải thiện chức năng xương khớp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, làm đẹp da,…

Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu là từ allicin – một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các loại nấm gây bệnh. Allicin không có sẵn trong tỏi. Khi tỏi được dập hay cắt mỏng, chất aliin có trong tỏi sẽ chuyển thành allicin, do đó càng cắt nhỏ hoặc giã nhỏ, hoạt tính của allicin càng cao. Tuy nhiên, khi để lâu ngoài không khí, allicin sẽ chuyển hóa thành các chất gây mùi như diallyl disulfide, nếu đun nấu thì quá trình này còn diễn ra nhanh hơn. Do vậy, dùng tỏi tươi để ăn sống thường sẽ tốt hơn.

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Ngoài ra, để có các tác dụng thần kỳ như trên thì bên trong tỏi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, cứ 100g tỏi có chứa 33g carbohydrate; 150g calo; 6,36g protein cùng với nhiều loại vitamin nhóm B như:B1, B2, B3,B6,..; chứa sắt, kali, magie, canxi, photpho,… có rát dụng rất tốt lên hệ tiêu hóa, tim mạch, xương khớp,..

Theo Đông y, tỏi có vị cay,, tính ấm, có tác dụng sát trùng, giải độc, do đó thường được dùng để trị mụn nhọt, sát trùng, giải độc và đặc biệt là để chữa các búi trĩ.

Một số phương pháp dùng tỏi để chữa bệnh trĩ mà bạn có thể áp dụng như:

Cách 1: dùng tỏi kết hợp với bạch chỉ, tiêu đen

  • Chuẩn bị: 3 tép tỏi, 44g bạch chỉ và 1 muỗng nhỏ hạt tiêu đen.
  • Đem sao vàng các nguyên liệu trên rồi cho vào 1 miếng vải sạch.
  • Để cho các nguyên liệu nguội đến độ ấm vừa đủ thì đắp hỗn hợp này lên búi trĩ.
  • Để có hiệu quả tốt nên thực hiện 2 lần một ngày và liên tục trong vòng 1 tuần.

Cách 2: dùng tỏi ngâm với rượu

  • Chuẩn bị khoảng 50g tỏi tươi với 20ml rượu trắng 40 độ, bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Tỏi đem bóc vỏ, rửa sạch, giã nát rồi cho vào bình ngâm với rượu đã chuẩn bị trong khoảng 2 tuần.
  • Chia phần rượu ngâm với tỏi làm 2 phần để dùng: 1 phần dùng để uống, nên uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống từ 5-10ml. Phần còn lại thấm dung dịch rượu tỏi xoa lên vùng bị trĩ, dùng 2-3 lần mỗi ngày.

Cách 3: dùng tỏi nướng.

  • Lấy 1 củ tỏi đem nướng trực tiếp trên lửa than, đợi đến khi chín thì lấy ra bóc bỏ vỏ rồi đem đập dập.
  • Cho tỏi vào đã dập vào miếng vải, đắp lên vùng hậu môn, thực hiện mỗi ngày 1 lần, cần kiên trì để có được hiệu quả tốt.
  • Các phương pháp trên đều có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, co búi trĩ rất tốt.

Điều trị bệnh trĩ bằng dầu dừa

Dầu dừa là một trong những nguyên liệu rất được ưu ái để chữa bệnh. Đây là một thành phần thường thấy trong các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp bởi khả năng làm dịu da, giảm viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, virus mạnh như acid lauric, acid linoleic, acid capric… Đặc biệt, trong dầu dừa chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất khác tốt cho sức khỏe như sắt, vitamin E, vitamin K có tác dụng làm lành vết thương, trị sẹo.

Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa
Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa

Do các thành phần có tác dụng tốt nên dầu dừa cũng được áp dụng trong một số phương pháp dân gian để chữa trị bệnh trĩ như:

Sau khi vệ sinh sạch sẽ hậu môn và lau khô, bạn có để bôi trực tiếp dầu dừa lên vùng hậu môn bị tổn thương. Thực hiện vài lần trong ngày, kiên trì trong vài tuần sẽ thấy được sự thay đổi đáng kể.

Ngoài ra, với dầu dừa có sẵn, bạn có thể sử dụng khi chế biến các món ăn hàng ngày hoặc có thể uống trực tiếp dầu dừa để hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón cho cơ thể.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông

Lá vông (hay còn gọi là lá vông nem) là loại lá thường được lấy để ăn sống như gói bánh xèo, bánh khọt, chủ yếu là gói nem. Trong Đông y, lá vông có tính bình, vị đắng nhạt, hơi chát, có tác dụng an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương,… đặc biệt là sát trùng tốt. Ngoài ra, người ta phát hiện trong lá vông có chứa saponin, alkaloid nên có tác dụng giảm đau, hỗ trợ cho các búi trĩ co lại nên thường được dùng trong điều trị bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông

Một số cách dùng lá vông để chữa bệnh trĩ mà bạn có thể tham khảo như:

Cách 1: dùng lá vông kết hợp với giấm thanh

  • Chuẩn bị 1 nắm lá vông, khoảng 35ml giấm thanh.
  • Rửa sạch lá vông, để ráo nước rồi đun sôi, để nguội sau đó vớt lá ra
  • Đun sôi giấm.
  • Đem lá đã được nấu giã nhuyễn ra rồi trộn với giấm.
  • Đắp hỗn hợp đã trộn đều lên vùng hậu môn và để yên trong 2-3 tiếng.
  • Nên thực hiện mỗi ngày 2 lần.

Cách 2: đắp lá vông.

  • Chuẩn bị 1 ít lá vông, rửa sạch, để ráo nước.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, lấy lá vông hơ lên lửa rồi đắp lên vùng bị tổn thương.
  • Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ, kiên trì trong khoảng vài tuần để có sự thay đổi rõ rệt.

Dùng lá ổi chữa bệnh trĩ như nào

Trong Đông y, lá ổi có vị chát, lành tính, có tác dụng co mạch, cầm máu, sát trùng vết thương tốt.

Theo các nghiên cứu khoa học, lá ổi non chứa khoảng 3% nhựa và 7-10% tanin – đây là một hoạt chất có tính kháng khuẩn mạnh, thường được sử dụng để cầm máu, trị các vết thương, nhiễm trùng, ứng dụng trong thuốc trị viêm ruột, tiêu chảy,…

Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi
Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi

Với các tác dụng như trên, lá ổi được ứng dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ qua các phương pháp sau:

Cách 1: dùng nước lá ổi.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ổi non, rửa sạch rồi đem đun sôi.
  • Để nước lá ổi nguội đến độ ấm vừa đủ thì ngồi ngâm hậu môn trong khoảng 30 phút rồi lau khô, không cần rửa lại bằng nước để các chất trong lá ổi có thể tác dụng lên vùng da bị tổn thương. Phương pháp này có tác dụng sát khuẩn rất tốt.

Cách 2: uống nước ép lá ổi.

  • Chuẩn bị 1 ít lá ổi non, rửa sạch.
  • Ép lá ổi lấy nước, pha thêm nước cho vừa miệng. Có thể uống nước ép lá ổi hàng ngày.

Cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong

Theo các nghiên cứu đã được chứng minh, mật ong có các thành phần quan trọng như glucose, fructose. Đây là 2 loại đường dễ hấp thụ, có tác dụng làm giảm mệt mỏi, căng thẳng rõ rệt. Ngoài ra mật ong còn chứa khá nhiều loại vitamin như B1, B3, B12, B5, K, C,… và các khoáng chất như magie, canxi, photpho,… có tác dụng rất tốt lên hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của cơ thể.

Mặc dù nhiều người có thể đã biết mật ong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít ai có thể ngờ rằng mật ong cũng được dùng để trị bệnh trĩ rất hay.

Chữa bệnh trĩ bằng mật ong
Chữa bệnh trĩ bằng mật ong

Một số cách dùng mật ong để chữa bệnh trĩ mà bạn có thể áp dụng tại nhà như:

  • Bôi trực tiếp mật ong nguyên chất (không lẫn tạp chất) vào vùng bị tổn thương, để yên 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Mật ong sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng viêm, chảy máu do búi trĩ gây ra. Kiên trì thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, vào buổi trưa và buổi tối để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Kết hợp mật ong cùng với những vị thuốc có tác dụng trong điều trị bệnh trĩ như đậu đen: ninh nhừ đậu đen rồi thêm khoảng 25ml mật ong vào, khuấy đều và sử dụng khi đói.
  • Kết hợp uống mật ong với 1 vài loại thảo dược khác.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng

Cây lược vàng còn có tên gọi khác là lan rủ, địa lan vòi hay cây lan vòi. Các nghiên cứu đã chỉ ra, cây lược vàng có chứa các acid béo, acid hữu cơ, lipid béo, vitamin B2, flavonoid và steroid. 2 hoạt chất flavonoid có trong cây là quercetin và kaempferol có tác dụng chống oxy hóa mạnh, được dùng trong các trường hợp dị ứng, viêm nhiễm,… Ngoài ra, hoạt chất steroid là phytosterol có tác dụng sát khuẩn, có khả năng tẩy uế không khí, giải phóng ra một số chất có tác dụng tốt cho việc điều trị các bệnh về đường hô hấp nên thường được dùng làm cây cảnh trong nhà.

Trong Đông y, cây lược vàng có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể, cầm máu, tiêu viêm, chữa lành vết thương.

Chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng
Chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng

Cây lược vàng cũng được ứng dụng trong điều trị bệnh trĩ và bạn có thể áp dụng 1 số phương pháp dưới đây:

Cách 1: xông hậu môn bằng nước sắc lá cây lược vàng

  • Chuẩn bị 1 ít lá lược vàng, rửa sạch rồi ngâm với nước muối.
  • Vò nát rồi cho vào nồi đun sôi.
  • Để nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, thêm 1 ít muối rồi lấy nước đó để xông hậu môn, khi nước còn đủ ấm thì dùng để vệ sinh hậu môn.

Cách 2: đắp lá lược vàng

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lược vàng, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi để ráo nước.
  • Cắt lá thành khúc, giã nát, sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ thì đắp lá lên, dùng băng gạc cố định lại, sáng hôm sau tháo ra và rửa sạch.
  • Kiên trì thực hiện từ 3-5 ngày để thấy được sự cải thiện.

Dùng chanh để điều trị triệu chứng bệnh trĩ

Chanh là một loại quả chứa hàm lượng lớn vitamin C, đây là một vitamin quan trọng và là chất chống oxy hóa mạnh. Các hợp chất thực vật có trong chanh tác động rất tốt đến những tổn thương bị sưng viêm và có khả năng  chống oxy hóa, ví dụ như acid citric, hesperidin, diosmin,… Với nguồn vitamin C, citric dồi dào, kết hợp với lượng nhỏ sắt, chanh còn có khả năng làm tăng sự hấp thu sắt từ các loại thực phẩm khác, do đó có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Chữa bệnh trĩ bằng chanh
Chữa bệnh trĩ bằng chanh

Với một số tác dụng tiêu biểu trên, chanh cũng được sử dụng như một phương pháp để điều trị bệnh trĩ. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 1 quả chanh, vắt lấy nước cốt rồi đem trộn với gel nha đam theo tỉ lệ 1:1.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi thoa hỗn hợp trên lên vùng bị tổn thương, để khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Nên thực hiện đều đặn để đạt được kết quả tốt.

Mẹo dùng nha đam đạt hiệu quả tốt trong điều trị bệnh trĩ

Nha đam (hay còn gọi là lô hội) là thành phần xuất hiện rất nhiều trong các sản phẩm làm đẹp bởi khả năng loại bỏ các tế bào già, tăng tạo tế bào và mô mới, điều trị tốt các vết thương. Sở dĩ nha đam có tác dụng như vậy là do bản thân nó chứa rất nhiều vitamin như B1, B2, B6, acid folic, acid cinnamic,… Ngoài ra, nha đam còn chứa saponin, acid salicylic có khả năng kháng viêm, kháng nấm, virus tốt nên ngăn ngừa được viêm nhiễm, mụn nhọt. Đặc biệt, nhờ các tác dụng đó mà nha đam cũng được dùng để chữa bệnh trĩ.

Nha đam chữa bệnh trĩ
Nha đam chữa bệnh trĩ

Cách dùng nha đam mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Trộn lá gel nha đam với dầu oliu theo tỉ lệ 2:1
  • Thoa hỗn hợp trên lên vùng hậu môn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.

Lưu ý khi dùng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ

Khi thực hiện các bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Các phương pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ (độ 1, độ 2), mới khởi phát.
  • Tùy vào cơ địa mà liều lượng và cách sử dụng của mỗi người là khác nhau, do đó hiệu quả điều trị có thể đến nhanh hoặc chậm hơn.
  • Ngoài việc dùng các phương pháp trên, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh ngồi lâu một chỗ.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất chứa cồn, chất kích thích,…
  • Không sử dụng nếu có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong bài thuốc.
  • Đối với các bà bầu, để đảm bảo an toàn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Trên đây là các thông tin về các phương pháp dân gian thường dùng để cải thiện tình trạng bệnh trĩ. Mọi chi tiết liên hệ đến ITP Pharma qua hotline hoặc tin nhắn.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn