[Bật mí] Cách cai sữa mẹ bằng lá đâu đúng cách mang lại hiệu quả

Ngày viết:
Sử dụng lá dâu cai sữa như thế nào là đúng cách?
Sử dụng lá dâu cai sữa như thế nào là đúng cách?
5/5 - (1 bình chọn)

Đa số các bà mẹ đều phải trải qua giai đoạn khó khăn và gian nan nhất chính là cai sữa cho con. Đặc biệt, đối với những bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự phối hợp của bé. Trong dân gian, việc cai sữa bằng lá dâu là bài thuốc được truyền tay nhau liệu có hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về phương pháp này với nhà thuốc online ITP Pharma.

1, Cai sữa mẹ có quan trọng hay không?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào, bao gồm các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện. Tuy nhiên, trẻ cần một lượng chất dinh dưỡng lớn để phát triển. Chính vì thế, cai sữa mẹ là một việc cần thiết.

Theo một vài khuyến cáo của Bộ Y Tế cho rằng mẹ bỉm nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ tối thiểu là 6 tháng đầu đời. Sau đó, có thể tiếp tục duy trì cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Để giúp con cai sữa thành công và bắt đầu ăn dặm, mẹ cần theo dõi sát sao sức khỏe, cân nặng của con trong những tháng đầu phát triển. Bởi mỗi bé đều có đặc điểm, tính cách khác nhau, nên thời điểm thích hợp để cai sữa sẽ phụ thuộc không ít vào trẻ nhỏ. Công việc này không phải quá khó, cũng không quá thuận tiện đối với những trẻ nhạy cảm.

Cai sữa mẹ có quan trọng hay không?
Cai sữa mẹ có quan trọng hay không?

Nguyên tắc tối thiểu khi thực hiện cai sữa cho bé có lẽ các chị em đều biết. Đó là hạn chế dần thời gian cho trẻ bú hoặc để trẻ ăn dặm xong rồi mới ti mẹ. Tuy nhiên, trong việc cai sữa để hiệu quả mang lại được như mong muốn, mẹ nên đưa ra một kế hoạch cai sữa cụ thể bằng các bước như sau:

  • Hiểu rõ quá trình sinh hoạt của trẻ để việc cai sữa trở nên đơn giản hơn.
  • Cho trẻ bú mẹ khi trẻ có nhu cầu.
  • Kết hợp dạy trẻ học, chơi đồ chơi, ăn dặm xen kẽ, giúp trẻ tập trung vào những hoạt động xung quanh. Có thể thay thế dần dần và bổ sung thêm một vài loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ.
  • Tập cho bé thói quen ti sữa bằng bình.
  • Hạn chế đến gần bé trong thời gian cai sữa để bé không đòi bú mẹ.
  • Nên để người thân cùng phối hợp cai sữa cho trẻ.
  • Có thể giải thích để bé hiểu hơn về việc cai sữa, khi bé đã được hơn 6 tháng tuổi. Mẹ đừng nghĩ rằng trẻ không hiểu được gì. Bởi trong giai đoạn này, trẻ đang dần phát triển về mặt ý thức. Chính vì thế, giải thích cho trẻ hiểu sẽ dễ dàng hơn trong việc cai sữa.

2, Công dụng của lá dâu đối với việc cai sữa mẹ

Lá dâu có khá nhiều công dụng mà ít ai biết biết ngoài việc dùng để cai sữa cho trẻ. Đặc biệt, trong những bài thuốc đông y, lá dâu có vị đắng và ngọt nhẹ, mang tính hàn, có thể hữu ích trong việc giảm ho, chóng mặt, đau đầu, sốt cao. Ngoài ra, dùng lá dâu thường xuyên sẽ giúp mượt tóc, kích thích miễn dịch hệ tiêu hóa, lợi tiểu, lưu thông khí huyết, hạn chế phù nề tay, chân. Quả dâu tằm cũng giúp ích trong việc bổ can thận, chữa trị bệnh táo bón, khó ngủ, đau nhức xương khớp,… Tuy nhiên, nhựa (mủ trắng) trong thân cây là nguyên nhân gây ít sữa, mất sữa.

Lá dâu được biết đến là công cụ cai sữa hiệu quả. Bởi khi uống nước lá dâu 1 – 2 ngày, sữa mẹ sẽ ít dần hoặc mất sữa ngay từ những ngày đầu cai sữa. Điều này khiến cho trẻ chán ti mẹ, tần suất đòi bú mẹ sẽ giảm dần. Thời gian mẹ cai sữa cho trẻ có thể từ 5 – 10 ngày, tùy thuộc vào thói quen và sinh hoạt của mỗi trẻ. Mẹ nên lưu ý việc trẻ có thể cắn, day đầu ti khi bú mà không thấy sữa mẹ hoặc sữa ít khiến cho trẻ khó bú mẹ.

Công dụng của lá dâu đối với việc cai sữa mẹ
Công dụng của lá dâu đối với việc cai sữa mẹ

3, Sử dụng lá dâu cai sữa như thế nào là đúng cách?

Lá dâu được các chị em phụ nữ truyền tai nhau với công dụng tiêu sữa, mất sữa hiệu quả ngay sau những ngày đầu sử dụng. Mẹ cần chế biến lá dâu để lấy nước uống cho đến khi trẻ đòi bú mà sữa không có, dần dần trẻ sẽ chán nản và chuyển sang ti bình để được dễ dàng hơn. Lúc này, mẹ đã kết hợp sử dụng biện pháp ăn dặm, bổ sung thêm những thực phẩm chứa đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian này. Nên các mẹ có thể yên tâm cai sữa mà trẻ vẫn phát triển được khỏe mạnh.

Vậy mẹ có cần xao lá hoặc phơi nắng trước khi sắc lấy nước uống hay không? Điều này tùy thuộc vào thời gian sinh hoạt và công việc của mẹ. Mẹ bỉm có thể xao lá sẵn hoặc phơi 1 – 2 nắng trước khi sắc nước để uống. Tuy nhiên, việc đun nước lá  dâu tươi để uống cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả cai sữa.

Dưới đây là hướng dẫn từng bước thực hiện chế biến lá dâu để cai sữa mang lại kết quả như mong muốn cho mẹ và không ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của bé:

  • Bước 1: Chuẩn bị một lượng lá dâu vừa đủ trong mỗi ngày sử dụng. Có thể hái nhiều rồi bỏ tủ lạnh chế biến dần vào những ngày tiếp theo.
  • Bước 2: Cần rửa sạch lá dâu, loại bỏ những lá già, héo hoặc lá đã khô cứng từ trên cây. Để ráo nước trước khi sử dụng.
  • Bước 3: Xao lá dâu trên bếp với lửa nhỏ từ 3 – 5 phút cho đến khi lá se lại hoàn toàn. Có thể thêm vài hạt muối tinh vào lá dâu. Lưu ý bước này có thể thực hiện hoặc bỏ qua đối với những mẹ có thời gian làm việc dày đặc. Tuy nhiên, mẹ nên nhờ bố bé hoặc người thân xao lá hộ để tăng hiệu quả thực hiện.
  • Bước 4: Đun 1,5 – 2 lít nước sôi rồi bỏ lá dâu vào. Tiếp tục đun thêm 15 – 20 phút rồi ủ trên bếp.
  • Bước 5: Để nguội hỗn hợp nước lá dâu rồi uống 2 lần mỗi ngày. Nên uống nước lá dâu sau khi ăn no để tránh bị đau bụng. Kiên trì thực hiện trong vòng 5 – 7 ngày, trẻ sẽ chán ti mẹ và dần không bú sữa mẹ nữa.

Sử dụng lá dâu để cai sữa là một biện pháp khá phổ biến. Tuy nhiên hiệu quả nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mẹ và mong muốn của bé. Nếu sau 10 – 15 ngày thực hiện, sẽ vẫn không chịu cai sữa, mẹ nên kết hợp thêm những biện pháp khác phù hợp hơn.

Sử dụng lá dâu cai sữa như thế nào là đúng cách?
Sử dụng lá dâu cai sữa như thế nào là đúng cách?

4, Lưu ý mẹ cần biết khi dùng lá dâu để cai sữa

Một vài lưu ý trong thời gian cai sữa cho trẻ mẹ cần biết để tránh tác dụng ngược lại như sau:

  • Không nên thực hiện kế hoạch cai sữa cho trẻ khi trời bắt đầu sang xuân hoặc vào mùa đông. Điều này gây ảnh hưởng tới hiệu quả cai sữa bởi trong những thời điểm này, bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa như ho, sốt, biếng ăn, đi ngoài,…
  • Không nên đột ngột cắt sữa, chuyển hoàn toàn cho trẻ ti bình hoặc ăn dặm. Việc này sẽ khiến cho trẻ khó thích nghi với việc không có sữa mẹ.
  • Cai sữa khi trẻ khỏe mạnh, đảm bảo sức đề kháng và hệ thống miễn dịch không bị ảnh hưởng khi không bú mẹ.
  • Mẹ cần kết hợp cho trẻ ăn dặm, ti bình bằng sữa ngoài để thời gian trẻ bú mẹ giảm dần.
  • Mẹ nên ăn uống khoa học, uống đủ nước mỗi ngày và giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh để việc cai sữa là gánh nặng khiến mẹ dễ dàng bị căng thẳng, rối loạn thần kinh hoặc tử kỷ sau sinh.
  • Trong thời gian cai sữa sẽ khiến trẻ thay đổi một số thói quen sinh hoạt như giờ giấc, thời gian ngủ nghỉ và hoạt động hoặc hay quấy, khóc. Điều này là hoàn toàn bình thường các mẹ gặp phải khi giúp trẻ cai sữa.
  • Tác dụng làm tiêu sữa, mất sữa của lá dâu không được hoàn toàn rõ ràng. Chính vì thế, không phải đối với mẹ nào, cai sữa bằng lá dâu cũng thực sự hiệu quả như mong đợi.

Trên đây là những thông tin hữu ích về phương pháp cai sữa bằng lá dâu, nhà thuốc online ITP Pharma muốn mang tới độc giả. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp mẹ cai sữa cho trẻ đạt được hiệu quả như mong đợi.

Xem thêm:

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục cho mẹ

[Review Webtretho] 10 loại vitamin tổng hợp cho bé tốt nhất hiện nay

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn