Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Fexophar – Điều trị bệnh nổi mề đay mãn tính, chống dị ứng

Thuốc Fexophar – Điều trị bệnh nổi mề đay mãn tính, chống dị ứng

(1 đánh giá của khách hàng)

135.000

Mô tả

1, Thuốc Fexophar là gì?

Thuốc Fexophar là một trong các thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng. Thuốc Fexophar được sản xuất bởi dây chuyền hiện đại thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm tại Việt Nam. Thuốc mang số hiệu là VD-3442-07.

Thuốc Fexophar có thành phần chính là Fexofenadine hydrochloride và các tá dược khác. Thuốc có thể có hàm lượng Fexofenadine hydrochloride khác nhau như 60 mg, 120 mg hoặc 180 mg. Những viên thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được đóng trong một hộp. Một hộp Fexophar có để có 1 vỉ, 3 vỉ hoặc 5 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên thuốc.

Dạng đóng gói thuốc Fexophar 120mg
Dạng đóng gói thuốc Fexophar 120mg

2, Thuốc Fexophar chữa bệnh gì?

Thuốc Fexophar có công dụng chính trong việc chống dị ứng khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, thuốc còn điều trị bệnh nổi mề đay mãn tính có khả năng tự phát.

3, Chỉ định.

Các trường hợp sau đây được các bác sĩ cũng như các dược sĩ chỉ định sử dụng thuốc Fexophar:

  • Khi thời tiết thay đổi (đặc biệt trong thời gian giao mùa) thường gặp những dấu hiệu về viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, mắt ngứa đỏ.
  • Các dị ứng về da khi tiếp xúc với các vật, các thành phần mà khiến da bị nhạy cảm.
  • Khi bị nổi mề đay trong vòng 6 tháng mà chưa khỏi, bệnh tái phát nhiều lần.

4, Thành phần Fexofenadine hydrochloride có tác dụng gì?

4.1. Tác dụng chính.

  • Fexofenadine hydrochloride là chất chuyển hóa hoạt động của terfenadine – là một chất kháng lại hoạt động của histamine trong cơ thể, đóng vai trò đối kháng tại thụ thể H1 ở ngoại biên.
  • Fexofenadine hydrochloride là một loại thuốc thế hệ mới ra đời trong việc chống dị ứng. Nó có tác dụng kháng lại hoạt động của thụ thể H1.
  • Fexofenadine hydrochloride có hiệu quả trong việc điều trị dị ứng, không có tác dụng trong việc giúp bệnh nhân an thần hay gây ngủ.

4.2. Cơ chế tác dụng.

  • Do kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu của chuột lang rất nhạy cảm nên Fexofenadine hydrochloride đã gây ức chế sự co của phế quản.
  • Histamine được tiết ra từ dưỡng bào màng bụng của chuột cống bị Fexofenadine hydrochloride ức chế khiến cho dưỡng bào ở màng bụng không tiết được histamine.
  • Khi thí nghiệm trên động vật, các nhà nghiên cứu thấy rằng Fexofenadine hydrochloride không có tác dụng kháng cholinergic và không làm ức chế thụ thể anpha -1- adrenergic. Thêm vào đó, không thấy tác dụng an thần và không thấy trên hệ thần kinh trung ương xuất hiện bất cứ một tác dụng nào khác.
  • Khi thí nghiệm trên loài chuột cống, dựa vào sự phân bố ở mô của Fexofenadine hydrochloride các nhà khoa học thấy rằng thuốc Fexophar không hề thấm qua hàng rào máu-não.

5, Cách sử dụng thuốc Fexophar.

5.1. Liều dùng.

Thuốc Fexophar được áp dụng đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Tùy vào bệnh mà người bệnh mắc phải thì sẽ có liều lượng dùng khác nhau:

  • Đối với viêm mũi dị ứng theo mùa: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 60 mg. Nhưng cũng có thể mỗi ngày uống 1 lần với liều lượng là 120 mg hoặc 180 mg.
  • Đối với mề đay mãn tính tự phát: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 60 mg. Tuy nhiên, mỗi ngày có thể uống 1 lần với liều lượng là 180 mg.
  • Đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận: Liều khởi đầu là 60 mg và chỉ uống 1 lần trong ngày.

5.2. Cách dùng.

Với các loại thuốc, dạng thuốc khác nhau thì có những cách sử dụng khác nhau. Đối với thuốc Fexophar thì ta nên:

  • Uống thuốc trong bữa ăn là thời điểm phù hợp nhất.
  • Để thuốc đem lại hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên sử dụng theo đường uống bằng nước ấm.

    Dạng đóng gói thuốc Fexophar 180mg
    Dạng đóng gói thuốc Fexophar 180mg

6, Thuốc Fexophar có được dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú không?

Đối với phụ nữ đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú thì tốt hơn hết là không sử dụng thuốc Fexophar. Nếu thực sự cần thiết sử dụng thì nên hỏi ý kiến các bác sĩ, dược sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi dùng thuốc.

  • Đối với phụ nữ có thai: Nếu thuốc vào trong cơ thể người mẹ thì có thể xảy ra các trường hợp xấu như sảy thai, thai nhi bị dị tật, … Và có thể gây ra các tác dụng xấu đến bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hình thành và phát triển của thai kỳ (nhất là 3 tháng đầu tiên). Chính vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được sử dụng thuốc Fexophar khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Thuốc có thể theo đường sữa sẽ đi ra ngoài và được truyền vào cơ thể trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Có nhiều loại thuốc chưa lường trước được những tác dụng xấu xảy ra nên người mẹ nên cẩn thận và không nên dùng thuốc Fexophar.

7, Thuốc Fexophar giá bao nhiêu?

Khách hàng có thể mua thuốc Fexophar ở bất cứ nơi đâu với giá cả phải chăng. Hiện nay trên thị trường, mức giá thuốc Fexophar sẽ phụ thuộc vào hàm lượng Fexofenadine hydrochloride có trong thành phần thuốc. Có 2 loại sau:

  • Thuốc Fexophar 60mg có giá 95.000 đồng cho 1 hộp 50 viên; giá bán lẻ 1 viên là 2.600 đồng.
  • Thuốc Fexophar 120 mg có giá 135.000 đồng cho 1 hộp 50 viên; giá bán 1 viên là 3.300 đồng.

Tuy nhiên giá thuốc Fexophar ở các cơ sở thuốc khác nhau cũng có thể khác nhau.

8, Thuốc Fexophar có thể mua ở đâu?

Hiện nay, khách hàng có thể mua thuốc Fexophar ở bất kỳ nhà thuốc hoặc cơ sở y tế nào. Hơn thế nữa khách hàng cũng có thể ngồi tại nhà và đặt hàng online trên các trang mạng hoặc các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Sendo, Lazada … Như thế vừa tiết kiệm thời gian, vừa được giao hàng tận nhà và khách hàng có thể so sánh giá cả trước khi lựa chọn mua. Tuy nhiên thì hiện nay thuốc giả, thuốc kém chất lượng nên khách hàng phải thật cảnh giác và lựa chọn kỹ lưỡng trước khi mua thuốc. Có thể tham khảo một số nhà thuốc, cửa hàng thuốc Tây lớn uy tín sau đây: Nhà Thuốc Pharmacity, Nhà thuốc 365, Nhà thuốc Phương Chính, Nhà thuốc online ITP Pharma, Siêu thị Thuốc Mega3, …

9, Chống chỉ định.

Các bác sĩ, dược sĩ khuyên không nên sử dụng thuốc Fexophar trong các trường hợp dưới đây:

  • Dị ứng với Fexofenadine hydrochloride.
  • Có tiền sử bị dị ứng với Fexofenadine hydrochloride.
  • Quá mẫn cảm với thành phần có trong thuốc.
  • Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi .
  • Phụ nữ đang có thai và trong thời kỳ cho con bú.

    Dạng đóng gói thuốc Fexophar 60mg
    Dạng đóng gói thuốc Fexophar 60mg

10, Tác dụng phụ của thuốc Fexophar.

Dưới đây là một số tác dụng không mong muốn xảy ra. Trong trường hợp tác dụng phụ xảy ra mạnh mẽ thì gọi ngay cho bác sĩ, dược sĩ để kịp thời xử lý:

  • Đối với hệ tiêu hóa: Các triệu chứng thường gặp là khó tiêu, buồn nôn. Còn với đau bụng hoặc khô miệng thì ít gặp hơn so với khó tiêu và buồn nôn.
  • Đối với hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ có thể là mất ngủ – đây đều là các hiện tượng thường gặp đối với người bệnh. Rối loạn giấc ngủ, gặp ác mộng, sợ hãi – đây là những tác dụng phụ ít gặp.
  • Một số tác dụng phụ thường gặp khác: cảm cúm, sốt, ho, ngứa họng, viêm tai giữa, đau bụng kinh, đau lưng.
  • Một số tác dụng phụ khác hiếm khi gặp: nổi mề đay, ngứa ngoài da, nổi ban, tức ngực, khó thở, choáng phản vệ.

11, Lưu ý khi sử dụng.

  • Phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú thì cần sự tư vấn của các bác sĩ khi muốn dùng thuốc Fexophar.
  • Không nằm để uống thuốc.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ khoảng 25oC, tránh ánh sáng mặt trời.
  • Vì có tác dụng phụ là gây buồn ngủ nên những người lái xe haowjc làm việc với máy móc thì không nên sử dụng.

12, Dược động học.

Qua nhiều giai đoạn thử nghiệm, người ta thấy rằng giữa nam và nữ không có sự khác nhau về tác động dược động học của thành phần Fexofenadine hydrochloride.

Hấp thu: Sau khi thuốc Fexophar được sử dụng theo đường uống thì được cơ thể hấp thu nhanh. Sau khoảng 2 – 3 giờ thì đem nồng độ huyết thanh trong máu đi đo thì đạt được giá trị tối đa.

Phân bố: Khả năng liên kết của Fexofenadine hydrochloride với protein huyết tương trong máu là khác cao, chiếm 60% đến 70%

  • Đối với người khỏe mạnh: Nếu uống duy nhất 1 liều 60 mg thì nồng độ thuốc trong huyết thanh đạt mức trung bình là 206 mcg/ml. Nếu uống liên tiếp 10 liều 60 mg, mỗi ngày 2 liều thì nồng độ Fexofenadine hydrochloride trong huyết tương cao nhất có thể đạt 286 mcg/ml. Dược động học tuyến tính của Fexofenadine hydrochloride sẽ xảy ra nếu như người bệnh uống 2 liều 120 mg mỗi ngày.
  • Đối với người trên 65 tuổi: Có thời gian bán hủy huyết thanh trung bình giống người khỏe mạnh. Tuy nhiên thì nồng độ cao nhất của Fexofenadine hydrochloride trong huyết tương của người lớn tuổi cao hơn 99% so với của người khỏe mạnh dưới 65 tuổi.
  • Đối với người bị suy giảm chức năng thận: Nồng độ Fexofenadine hydrochloride đạt cao nhất trong huyết tương của người suy thận cao hơn của người khỏe mạnh, cao hơn khoảng từ 87% đến 111%. Đồng thời thì thời gian bán hủy cũng dài hơn người khỏe mạnh, dài hơn trong khoảng từ 59% đến 72%.
    • Chuyển hóa: Phần trăm Fexofenadine hydrochloride được chuyển hóa trong cơ thể con người là rất thấp, chỉ chiếm 5%.

Thải trừ: Thời gian để thuốc thải trừ ra ngoài dài 14,4 giờ. Con đường chủ yếu để thải trừ thuốc là qua phân, chiếm tới 80%. Chỉ 11% thuốc được bài tiết qua đường nước tiểu.

Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc

13, Tương tác thuốc.

  •  Khi dùng thuốc chung với Erythromycin hoặc Ketoconazol thì nồng độ của Fexofenadin trong máu sẽ tăng.
  • Dùng chung thuốc Fexophar với các thuốc kháng acid trong thành phần có chứa magie hoặc là chứa nhôm thì sự hấp thu của Fexofenadin sẽ bị giảm thấp. Vì lý do như vậy, người bệnh nên uống 2 loại thuốc này cách nhau ít nhất là 2 giờ.

14, Xử lý quá liều.

14.1. Quá liều.

Thông tin về các triệu chứng khi dùng quá liều thì còn hạn chế nhưng cũng có trường hợp gây buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt.

Khi quá liều thì ngay lập tức dừng thuốc và gọi ngay cho bác sĩ báo cáo tình hình để kịp thời theo dõi. Nếu các triệu chứng quá mạnh thì đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cho trung tâm cấp cứu 115; người thân phải cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ về đơn thuốc và liều thuốc để cho bác sĩ có những biện pháp xử lý phù hợp.

Hiện nay thì chưa có thuốc giải độc khi sử dụng quá liều thuốc Fexophar, chỉ có thể điều trị phối hợp với hỗ trợ để các triệu chứng thuyên giảm cho tới khi khỏi.

Để tránh uống thuốc quá liều thì trước khi uống, người bệnh cần đọc kỹ lại tờ hướng dẫn sử dụng hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.

14.2. Quên liều.

Nếu bạn quên liều thì bạn nên uống thuốc ngay lúc đó, càng sớm càng tốt. Nhưng nếu thời điểm đó gần với thời điểm uống thuốc cho liều tiếp theo thì bạn bỏ liều trước và uống liều tiếp theo đúng thời điểm đã quy định. Nói không với việc uống gấp đôi liều dùng.

Để tránh trường hợp quên liều thì bạn nên cố định các giờ uống thuốc giống nhau ở các ngày khác nhau.

Xem thêm:

1 đánh giá cho Thuốc Fexophar – Điều trị bệnh nổi mề đay mãn tính, chống dị ứng

  1. Phương

    Giao hàng nhanh, uống vào đỡ ngứa hẳn

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới