Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Grarizine – Điều trị miêm mũi dị ứng

Thuốc Grarizine – Điều trị miêm mũi dị ứng

(1 đánh giá của khách hàng)

95.000

Danh mục:

Mô tả

Thuốc Grarizine là gì?

Thuốc Grarizine thuộc nhóm thuốc kháng histamin, có tác dụng khắc phục các triệu chứng dị ứng của viêm mũi dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mề đay; làm giảm tình trạng ngứa, mẩn đỏ trên da và niêm mạc.

Sản phẩm Grarizine là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Gracure Pharmaceuticals Ltd. Grarizine được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, tiên tiến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của GMP. Hiện nay Grarizine đã có mặt tại thị trường thuốc Việt Nam.

Số đăng ký: VN- 21289- 18.

Thành phần chính của thuốc Grarizine:

  • 5 mg hàm lượng hoạt chất Levocetirizine Dihydrochloride
  • Một số loại tá dược khác: tinh bột bắp, Lactose, Cellulose vi tinh thể, Colloidal silica khan, Talc, Magnesi stearat, Natri croscarmellose, Hypromellose, Titanium dioxide, Macrogol-6000: thêm vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói: Một hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nén bao phim.

Hạn sử dụng thuốc: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Hình ảnh vỉ thuốc Grarizine
Hình ảnh vỉ thuốc Grarizine           

Thành phần của thuốc Grarizine có tác dụng gì?

Levocetirizine Dihydrochloride là hoạt chất thuộc nhóm kháng histamine H1, thường được sử dụng trong điều trị bệnh mề đay tự phát, viêm mũi dị ứng. Cơ chế hoạt động của Levocetirizine: Levocetirizine đóng vai trò như một chất chủ vận nghịch đảo, ức chế quá trình hoạt động của các thụ thể histamin H1, từ đó ức chế quá trình giải phóng các chất hóa học trung gian gây dị ứng; đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông qua các khu vực này. Levocetirizine có hiệu quả cao trong làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và mề đay tự phát.

Công dụng và chỉ định của thuốc Grarizine

Thuốc kháng histamin H1 Grarizine được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân gặp tình trạng mề đay tự phát, viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mạn tính. Ngoài ra được dùng cho đối tượng có các triệu chứng như mẩn đỏ da và niêm mạc, ngạt mũi sổ mũi (thường gặp trong viêm mũi), ngứa.

Cách sử dụng thuốc dị ứng Grarizine

Liều dùng

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân gặp phải, cơ địa hấp thu, tuổi tác và các bệnh lý nền mắc kèm mà cần điều chỉnh liều phù hợp, tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Liều điều trị thông thường cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Mỗi ngày sử dụng 1 viên Grarizine vào 1 lần.

Liều điều trị cho trẻ em dưới 6 tuổi: Không sử dụng Grarizine để điều trị cho nhóm đối tượng này.

Liều điều trị cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận:

  • Suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin từ 30-49 ml/phút): Sử dụng 1 viên Grarizine mỗi 2 ngày, sử dụng trong 1 lần.
  • Suy thận mức độ nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút): Sử dụng 1 viên Grarizine mỗi 3 ngày, sử dụng trong 1 lần.
  • Suy thận giai đoạn cuối (độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút): Không khuyến khích sử dụng thuốc Grarizine.

Liều điều trị cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan.

Bệnh nhân cần tuân thủ theo liều hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều dùng. Tăng hoặc giảm liều sai cách có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc tăng độc tính của thuốc trên bệnh nhân sử dụng.

Bao bì ngoài của thuốc Grarizine
Bao bì ngoài của thuốc Grarizine

Cách dùng

Thuốc Grarizine được bào chế dạng viên nén bao phim, thích hợp sử dụng đường uống. Khi sử dụng thuốc cần chú ý một số điểm sau:

  • Uống thuốc nguyên viên, không nhai vỡ hay bẻ gãy viên thuốc khi sử dụng.
  • Uống thuốc cùng 1 cốc nước lọc, không nên dùng chung thuốc với sữa hay nước trái cây.
  • Có thể dùng chung Grarizine với thức ăn hoặc không. Khuyến khích dùng thuốc sau bữa ăn để hạn chế các kích ứng có thể xảy ra trên niêm mạc dạ dày.
  • Sử dụng thuốc liên tục và đều đặn trong suốt liệu trình điều trị để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thuốc Grarizine có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?

Đối với phụ nữ đang trong thai kỳ: Hiện nay chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh an toàn khi sử dụng Grarizine cho phụ nữ đang mang thai. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng cho nhóm đối tượng này, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và có sự đồng ý từ bác sĩ điều trị.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Một lượng nhỏ hoạt chất Levocetirizine được bài tiết vào sữa mẹ. Không sử dụng thuốc Grarizine cho phụ nữ đang cho con bú.

Thuốc dị ứng Grarizine giá bao nhiêu?

Hiện nay thuốc Grarizine có giá khoảng 45.000 đồng/hộp. Mức giá tham khảo vì vậy có thể chênh lệch tại các cửa hàng và khu vực khác nhau.

Mặt sau vỉ thuốc Grarizine
Mặt sau vỉ thuốc Grarizine

Thuốc Grarizine có thể mua ở đâu?

Thuốc Grarizine được bày bán và phân phối rộng rãi tại các hệ thống nhà thuốc khác nhau. Khách hàng có nhu cầu sử dụng Grarizine có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc nhỏ lẻ hoặc các quầy thuốc bệnh viện. Chú ý, khách hàng nên chọn mua tại các cửa hàng thuốc uy tín để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Bài viết cung cấp một số địa chỉ nhà thuốc uy tín tại khu vực Hà Nội, Hồ Chí Minh: nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh, Nhà thuốc Online ITP Pharama… Vui lòng liên hệ tới website hoặc hotline của nhà thuốc để được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng.

Kiểm tra kỹ bao bì và mã vạch sản phẩm khi nhận hàng để phân biệt được hàng chính hãng – hàng kém chất lượng.

Chống chỉ định

Thuốc Grarizine chống chỉ định sử dụng trong một số trường hợp:

  • Chống chỉ định dùng cho đối tượng có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Không dùng Grarizine cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận giai đoạn cuối.
  • Không dùng Grarizine cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Chống chỉ định dùng Grarizine cho phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng phụ của thuốc chống dị ứng Grarizine

Trong quá trình sử dụng thuốc Grarizine, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Tùy theo cơ địa của từng người mà mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ là khác nhau. Thông thường, các tác dụng phụ hiếm khi xuất hiện hoặc xuất hiện ở mức độ ít nghiêm trọng, biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc mà không cần can thiệp điều trị.

Theo nghiên cứu thống kê ghi nhận một số phản ứng phụ trên bệnh nhân bao gồm:

  • Tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, ngất, trầm cảm, ảo giác, mất ngủ.
  • Tác dụng không mong muốn trên da: mẩn đỏ, hồng ban đa dạng, ngứa.
  • Tác dụng không mong muốn trên mắt: suy giảm thị lực, nhìn mờ.
  • Tác dụng không mong muốn trên tim: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ hô hấp: khó thở.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
  • Tác dụng không mong muốn trên gan mật: viêm gan.
  • Một số tác dụng không mong muốn khác: đau nhức cơ xương khớp, phù nề, khó tiểu, bí tiểu.

Bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc khi gặp các triệu chứng trên ở mức độ nghiêm trọng. Trong trường hợp bệnh nhân nhận thấy bất kỳ biểu hiện khác thường nào khác thì nên thông báo sớm với bác sĩ điều trị, hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Grarizine

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc Grarizine:

  • Điều chỉnh liều phù hợp cho bệnh nhân thuộc nhóm người cao tuổi.
  • Không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan.
  • Thuốc Grarizine gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh, gây buồn ngủ, không sử dụng cho người đang lái xe hoặc vận hành máy móc nặng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ chứa cồn trong giai đoạn dùng thuốc.
  • Để xa khu vực vui chơi có trẻ nhỏ. Trẻ uống nhầm có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng không quá 30 độ C. Tránh để thuốc ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng cường độ cao; nơi có độ ẩm cao trên 80%.
  • Người dùng không sử dụng những viên thuốc có hiện tượng mốc, đổi màu, chảy nước. Những viên thuốc có dấu hiệu trên có nguy cơ đã hỏng hoặc hết hạn sử dụng, không còn tác dụng điều trị.
  • Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi dùng thuốc.

Dược động học

Quá trình hấp thu: Hoạt chất Levocetirizine hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Nồng độ Levocetirizine đạt đỉnh sau khoảng 0.9 giờ sử dụng thuốc. Sinh khả dụng quá trình hấp thu không phụ thuộc vào vấn đề sử dụng thuốc cùng thức ăn hay không.

Quá trình phân bố: Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của Levocetirizine khoảng 90%, thể tích phân bố gặp nhiều hạn chế.

Quá trình chuyển hóa: Khả năng chuyển hóa Levocetirizine trong cơ thể thấp (dưới 14%); chuyển hóa chủ yếu qua các phản ứng oxy hóa thơm, N- và O- dealkyl hóa và liên hợp taurine.

Quá trình thải trừ: Thời gian bán thải của Levocetirizine khoảng 7,9 ± 1,9 giờ. Levocetirizine thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (85.4%), qua phân (12.9%), qua thận.

Tương tác của thuốc Grarizine với các thuốc khác

Sử dụng đồng thời thuốc Grarizine với các chế phẩm khác có thể gây ra các tương tác thuốc bất lợi, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc tăng mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ. Theo nghiên cứu cho thấy dùng chung Grarizine với chất có cồn hoặc các chất ức chế thần kinh trung ương làm tăng tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh của bệnh nhân.

Bệnh nhân nên thông báo đầy đủ với bác sĩ điều trị về các thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin, thảo dược đã và đang sử dụng để hạn chế tối đa tương tác thuốc bất lợi xảy ra.

Xử trí quá liều, quên liều thuốc

Quá liều: Uống quá liều Grarizine bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện như nôn mửa, đau bụng quằn quại, mặt tái xanh. Trong trường hợp này nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, loại bỏ lượng thuốc dư thừa khỏi cơ thể. Một số phương pháp có thể áp dụng như rửa dạ dày, gây nôn, cho bệnh nhân uống than hoạt tính. Nhằm tránh tình huống không mong muốn xảy ra, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ liều như hướng dẫn của bác sĩ.

Quên liều: Quên liều nhiều lần trong một liệu trình điều trị làm giảm hiệu quả mà Grarizine đem lại. Khi bệnh nhân phát hiện quên liều thì nên bổ sung ngay liều đã quên. Tuy nhiên nếu thời điểm phát hiện quên liều gần với lần dùng kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên, sử dụng liều tiếp theo bình thường với liều chỉ định ban đầu. Không sử dụng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

Xem thêm:

Lorucet 10 (Loratadin) là thuốc gì, tác dụng, giá bao nhiêu?

Thuốc Audocals – Điều trị viêm mũi dị ứng và nổi mày đay hiệu quả

1 đánh giá cho Thuốc Grarizine – Điều trị miêm mũi dị ứng

  1. Tâm

    Rate 5 sao vì thuốc chất lượng, gói hàng chu đáo ạ

    • Dược sĩ Lê Hùng

      Cảm ơn phản hồi của bạn nhé

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới