Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Hapacol – Thuốc giảm đau, hạ sốt

Hapacol – Thuốc giảm đau, hạ sốt

(1 đánh giá của khách hàng)

35.000

Mô tả

1. Thuốc Hapacol là gì?

Thuốc Hapacol thuộc nhóm thuốc hạ sốt giảm đau, thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu, đau đầu, đau răng, đau nhức cơ xương khớp, đau do viêm khớp dạng thấp; ngoài ra còn có tác dụng hạ thân nhiệt ở những bệnh nhân bị sốt. Hapacol khá phổ biến trên thị trường hiện nay.

Thuốc Hapacol là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG. Nhà máy sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến, đạt tiêu chuẩn GMP theo WHO. Sản phẩm được kiểm định nghiêm ngặt trong suốt quá trình sản xuất, đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn khi sử dụng. Hiện nay Hapacol đã được cấp phép lưu hành trên thị trường.

Số đăng ký: VD 21138 14

Thành phần chính của thuốc Hapacol gồm có 650 mg hàm lượng hoạt chất Paracetamol. Ngoài ra còn có thêm một số các loại tá dược khác thêm vừa đủ 1 viên: Tinh bột mì, tinh bột biến tính, magnesi stearat, sodium starch glycolat, talc, aerosil, bột hương dâu, PVP K30, natri benzoate.

Dạng bào chế: Thuốc Hapacol được bào chế dạng viên nén.

Quy cách đóng gói: Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng đóng gói khác nhau của Hapacol:

  • Hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 5 viên
  • Hộp 25 vỉ, mỗi vỉ 10 viên
  • Chai 100 viên
  • Chai 200 viên

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất 

Thuốc Hapacol
Thuốc Hapacol               

2. Công dụng và chỉ định của thuốc Hapacol

Thuốc Hapacol có tác dụng giảm đau, hạ sốt, được chỉ định sử dụng trong một số các trường hợp:

  • Đối tượng gặp tình trạng đau do nhổ răng, cảm cúm, viêm khớp dạng thấp, sau khi tiêm ngừa.
  • Đối tượng thường xuyên bị đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức cơ xương khớp.
  • Bệnh nhân bị cảm hoặc có các biểu hiện liên quan tới sốt.                                       

3. Thành phần của thuốc có tác dụng gì?

Thành phần chính của thuốc Hapacol là hoạt chất paracetamol, là một chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau phổ biến trên thị trường hiện nay.

Cơ chế tác dụng của paracetamol: Paracetamol tác động trực tiếp lên trung tâm điều nhiệt nằm ở vùng dưới đồi, giúp hạ nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, hoạt chất có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu ngoại biên, tăng quá trình tỏa nhiệt, làm hạ nhiệt ở bệnh nhân đang bị sốt. Tác động này không diễn ra ở người có thân nhiệt bình thường khi sử dụng Paracetamol. Với tác dụng giảm đau, Paracetamol giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau của cơ thể.

4. Cách sử dụng thuốc Hapacol

Liều dùng:

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân gặp phải, tuổi tác và cơ địa hấp thu mà có thể điều chỉnh liều Hapacol để đạt được hiệu quả nhanh nhất.

Liều dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi lần uống 1 viên Hapacol. Mỗi ngày không sử dụng quá 6 viên Hapacol (tương đương khoảng 4 gam paracetamol). Lưu ý khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc tối thiểu là 4 giờ.

Liều dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi: Tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Thời gian sử dụng thuốc không quá 3 ngày (đối với trường hợp hạ sốt) và không quá 10 ngày (đối với trường hợp giảm đau).

Cách dùng:

Thuốc Hapacol được bào chế dạng viên nén, thích hợp sử dụng đường uống. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, khi uống nên sử dụng thuốc nguyên viên, không nhai hay bẻ đôi viên thuốc khi sử dụng, tránh làm ảnh hưởng tới quá trình giải phóng của dược chất. Uống chung thuốc với nước lọc, hạn chế sử dụng chung với nước trái cây hay sữa. Tốt nhất nên sử dụng Hapacol sau bữa ăn để hạn chế các kích ứng trên niêm mạc dạ dày. Sử dụng thuốc liên tục và đều đặn trong thời gian được chỉ định để đạt được hiệu quả tốt.    

Mặt sau hộp thuốc Hapacol
Mặt sau hộp thuốc Hapacol

5. Thuốc Hapacol có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?

Hiện nay chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh an toàn khi sử dụng thuốc Hapacol cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Do đó, thận trọng khi sử dụng thuốc trên nhóm đối tượng này. Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và lợi ích thuốc đem lại vượt trội hơn so với nguy cơ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

6. Thuốc Hapacol giá bao nhiêu?

Thuốc Hapacol được bán trên thị trường với mức giá khoảng 35.000 đồng/ hộp 10 vỉ. Đây là mức giá tham khảo nhà sản xuất đưa ra, có thể được điều chỉnh khác nhau tại các hệ thống nhà thuốc và khu vực.                                                                                      

7. Thuốc Hapacol có thể mua ở đâu?

Thuốc hạ sốt, giảm đau Hapacol được phân phối và bày bán tại nhiều các hệ thống nhà thuốc khác nhau. Khách hàng có nhu cầu sử dụng Hapacol có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc online. Khách hàng nên chọn mua tại các cơ sở uy tín để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Một số nhà thuốc uy tín hiện còn kinh doanh thuốc Hapacol như nhà thuốc online ITP Pharma, nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Bimufa. Để đặt hàng online, khách hàng vui lòng truy cập vào website nhà thuốc hoặc liên hệ theo số hotline của nhà thuốc.                                                         

8. Chống chỉ định

  • Chống chỉ định sử dụng Hapacol cho đối tượng có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Không sử dụng thuốc Hapacol cho đối tượng thiếu hụt glucose- 6- phosphat dehydrogenase (G6PD).         
Gói thuốc Hapacol
Gói thuốc Hapacol

                                               

7. Tác dụng phụ của thuốc Hapacol

Bên cạnh công dụng hiệu quả mà thuốc đem lại, sử dụng thuốc Hapacol có thể gây ra một số các tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ xuất hiện ở mức độ ít nghiêm trọng, tần suất thấp và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân. Các biểu hiện này biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc mà không cần can thiệp điều trị. Theo thống kê ghi nhận một số các tác dụng phụ sau khi uống thuốc Hapacol:

  • Tác dụng không mong muốn ít gặp: hồng ban đa dạng, ngứa, buồn nôn, nôn, suy giảm chức năng thận, giảm số lượng bạch cầu trung tính, thiếu máu cấp tính.
  • Tác dụng không mong muốn hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.

Trong trường hợp các triệu chứng liệt kê trên trở nên mất kiểm soát, hoặc bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện bất thường khác thì nên thông báo sớm với bác sĩ điều trị để được khắc phục kịp thời.

8. Lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng thuốc Hapacol, người dùng cần chú ý một số điểm sau:

  • Thận trọng khi sử dụng Hapacol cho bệnh nhân gặp tình trạng phenylceton – niệu, hen suyễn, thiếu máu, suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận.
  • Thông báo sớm với bác sĩ khi xuất hiện các phản ứng trên da như hội chứng Steven-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Lyell, xuất hiện nhiều nốt mụn mủ.
  • Hạn chế uống rượu trong khi sử dụng Hapacol để tránh gây độc đối với gan.
  • Thuốc không gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, có thể sử dụng bình thường cho người đang lái xe và vận hành máy móc nặng.
  • Để thuốc cách xa khu vực vui chơi có trẻ nhỏ.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng không quá 30 độ C. Không nên để thuốc ở những nơi ẩm ướt, có độ ẩm quá cao; hay những khu vực tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Người dùng không sử dụng những viên thuốc có dấu hiệu hỏng hoặc hết hạn sử dụng như mốc, đổi màu, chảy nước, vỡ vụn… Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi dùng.                          

9. Dược động học

Hấp thu: Hoạt chất Paracetamol được đánh giá là hấp thu tốt và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sự có mặt của thức ăn có thể làm giảm sinh khả dụng quá trình hấp thu của thuốc. Nồng độ của Paracetamol trong huyết tương đạt đỉnh sau 30 đến 60 phút sử dụng thuốc.

Phân bố: Tỷ lệ Paracetamol liên kết với protein huyết tương khoảng 25%. Hoạt chất phân bố ở hầu hết các mô trong cơ thể.

Chuyển hóa: Thuốc chuyển hóa chủ yếu tại gan.

Thải trừ: Hoạt chất thải trừ qua nước tiểu ở dạng đã chuyển hóa. Độ thanh thải khoảng 19.3 lit/giờ. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 2.5 giờ. 

Hướng dẫn sử dụng
Hướng dẫn sử dụng

                                    

10. Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời thuốc Hapacol với các chế phẩm thuốc khác có thể gây tương tác thuốc bất lợi. Tương tác thuốc này làm ảnh hưởng tới quá trình dược động học của thuốc (bao gồm hấp thu, phân bố, thải trừ chung), có thể làm giảm hiệu quả thuốc đem lại, hoặc làm tăng độc tính trên gan.

Tránh sử dụng chung Hapacol cùng một số các thuốc sau:

  • Thuốc chống đông Coumarin
  • Thuốc có chứa dẫn chất Indandion
  • Phenothiazin: có nguy cơ gây hạ sốt nghiêm trọng trên người sử dụng
  • Thuốc điều trị co giật: Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin: làm tăng độc tính trên gan
  • Thuốc điều trị lao: làm tăng độc tính trên gan
  • Rượu và các đồ uống có cồn: tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

Tốt nhất, bệnh nhân nên thông báo đầy đủ với bác sĩ điều trị về các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin, thuốc có nguồn gốc thảo dược,… để hạn chế tối đa các tương tác thuốc bất lợi có thể xảy ra.

11. Xử trí quá liều, quên liều thuốc

Quá liều:

Tình trạng quá liều Paracetamol có thể xảy ra do uống một liều quá cao hoặc do sử dụng liều cao Paracetamol trong một thời gian dài (mỗi ngày dùng khoảng 10 gam Paracetamol, kéo dài từ 3 ngày trở lên). Tùy theo mức độ nghiêm trọng quá liều Paracetamol mà có thể dẫn tới hoại tử gan và có thể gây tử vong.

Một số các triệu chứng quá liều Paracetamol mức độ nhẹ như buồn nôn, nôn, đau bụng, da xanh nhợt nhạt, niêm mạc và móng tím tái.

Một số các triệu chứng quá liều Paracetamol mức độ nghiêm trọng như kích động mê sảng, hạ thân nhiệt đột ngột, mệt mỏi toàn thân, thở nhanh, mạch yếu không đều, hạ huyết áp đột ngột, suy tuần hoàn.

Với tình trạng này, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng.

Hướng dẫn cách xử trí:

  • Chẩn đoán tình trạng quá liều Paracetamol ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng.
  • Tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt, nên trong vòng 4 giờ sau khi sử dụng thuốc. Ngoài ra có thể cho bệnh nhân sử dụng than hoạt.
  • Sử dụng  N-acetylcystein để giải độc cho gan.

Quên liều:

  • Trong trường hợp thời điểm phát hiện quên liều cách xa lần dùng thuốc kế tiếp, sử dụng bổ sung ngay khi nhớ ra, càng sớm càng tốt.
  • Trong trường hợp thời điểm phát hiện quên liề gần với lần dùng thuốc kế tiếp, bỏ qua liều thuốc đã quên, sử dụng lần tiếp theo với liều điều trị thông thường.
  • Quên thuốc nhiều lần khiến giảm hiệu quả của thuốc đem lại, không quên thuốc quá 2 lần trong một đợt dùng thuốc.

Xem thêm:

Thuốc Efferalgan Codein – Giúp giảm đau, Hạ sốt

Mofen 400 – Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm

1 đánh giá cho Hapacol – Thuốc giảm đau, hạ sốt

  1. Hương Quỳnh

    Hapacol dùng rất tốt

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới