Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Loravidi 10mg – Điều trị viêm mũi dị ứng, Ngứa da do phát ban

Thuốc Loravidi 10mg – Điều trị viêm mũi dị ứng, Ngứa da do phát ban

(1 đánh giá của khách hàng)

75.000

Mô tả

Trên thị trường hiện nay có nhiều chế phẩm khác nhau dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng hay nổi mề đay. Trong bài viết này, Nhà thuốc Online ITP Pharma sẽ cung cấp tới độc giả những thông tin về Loravidi – một trong những giải pháp cho tình trạng dị ứng.

Thuốc Loravidi là thuốc gì?

Loravidi thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm TW Vidipha – Việt Nam, với thành phần chính là Loratadine hàm lượng 10mg, ngoài ra còn một số tá dược khác vừa đủ 1 viên.

Số đăng ký thuốc lưu hành tại Việt Nam: VD-14437-11.

Dạng bào chế và đóng gói: Loravidi được bào chế ở dạng viên nén dài dùng đường uống. Quy cách đóng gói: hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên hoặc đóng lọ 100 viên đi cùng tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Hình ảnh hộp thuốc Loravidi
Hình ảnh hộp thuốc Loravidi

Cơ chế tác dụng hoạt chất Loratadine

Hoạt chất chính Loratadine trong Loravidi nằm trong nhóm kháng Histamin 3 vòng, có hoạt tính đối kháng mạnh, kéo dài và chọn lọc đối với thụ thể H1 ngoại biên.

Loratadin thuộc thế hệ 2 (không an thần), không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương, không gây cảm giác buồn ngủ như thuốc kháng Histamin thế hệ 1. Sử dụng Loratadin đem lại hiệu quả giảm ngứa và nổi mề đay do Histamin, tuy nhiên không hiệu quả đối với tình trạng Histamin giải phóng ồ ạt như choáng phản vệ.

Công dụng của thuốc Loravidi

Loravidi giúp làm giảm các tình trạng bao gồm:

  • Hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng.
  • Ngứa mắt, xót hoặc nóng mắt gây ra bởi viêm kết mạc dị ứng.
  • Triệu chứng của dị ứng ngoài da, nổi mề đay mạn tính, ngứa da do phát ban.

Chỉ định

Thuốc Loravidi được chỉ định trong các trường hợp:

  • Viêm mũi dị ứng.
  • Viêm kết mạc dị ứng.
  • Ngứa, nổi mày đay hay các rối loạn dị ứng da liên quan đến Histamin.

Chống chỉ định

Loravidi chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi, người mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Hình ảnh vỉ thuốc Loravidi
Hình ảnh vỉ thuốc Loravidi

Cách sử dụng thuốc dị ứng Loravidi

Cách dùng: Loravidi dùng đường uống, uống cùng nước, có thể uống trước hoặc sau ăn.

Liều dùng: bạn nên tuân thủ mức liều được khuyến cáo bởi bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để đảm bảo hiệu quả điều trị. Hướng dẫn về liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo:

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi ngày 1 viên 10mg.
  • Đối với trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Với trẻ có cân nặng trên 30kg: mỗi ngày 1 viên. Trẻ có cân nặng dưới 30kg: mỗi ngày ½ viên hoặc chuyển sang chế phẩm dạng bào chế khác.
  • Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận: mỗi lần ½ – 1 viên tùy theo đánh giá chức năng gan, thận; uống 2 ngày 1 lần.

Hiệu quả điều trị cũng như thời gian sử dụng Loravidi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm sinh lý, tình trạng bệnh lý của mỗi người. Người dùng không nên tự ý điều chỉnh liều dùng đã được khuyến cáo, đồng thời chú ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị để hiệu quả đạt được là cao nhất.

Tác dụng phụ của thuốc Loravidi 10mg

Loravidi có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trên người dùng trong thời gian điều trị, bao gồm:

  • Đau đầu, mệt mỏi, khô miệng, khó ngủ: là phản ứng phụ thường gặp.
  • Các rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, viêm dạ dày, tiêu chảy.
  • Nổi ban da dị ứng
  • Chóng mặt, khô mũi, chảy máu mũi, hắt hơi.
  • Viêm họng, lở miệng.
  • Một số phản ứng phụ hiếm gặp như  nhịp tim nhanh, trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng gan.

Người dùng khi gặp phải những biểu hiện nêu trên, hoặc các triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, cần báo ngay với bác sĩ điều trị để được thăm khám, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp xử trí kịp thời và an toàn.

Loravidicó sử dụng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú không?

Các nghiên cứu trên động vật có thai chứng minh không gây ra độc tính trên bào thai, không gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh sản. Tuy nhiên, đối tượng bệnh nhân là phụ nữ mang thai cần được cân nhắc giữa lợi ích – nguy cơ, chỉ dùng Loravidi khi được bác sĩ chỉ định.

Loravidi có thể bài xuất vào sữa mẹ. Do đó, cần cân nhắc ngừng sử dụng thuốc hoặc không cho con bú trong thời gian sử dụng Loravidi.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Loravidi

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Loravidi gồm có:

  • Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Theo dõi các thông số chức năng khi dùng Loravidi trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan.
  • Thuốc có thể gây chóng mặt, đau nhức đầu, giảm khả năng tỉnh táo, cần thận trọng khi dùng trên đối tượng bệnh nhân lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm.
  • Dùng Loravidi chứa Loratadin có thể gây khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng ở người cao tuổi, do đó cần chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày.
  • Loravidi có thể gây ảnh hưởng đến các kết quả xét nghiệm da và chỉ số phản ứng da, có thể ngăn chặn hoặc làm giảm các phản ứng dương tính. Vì thế, không dùng Loravidi ít nhất là 2 ngày trước khi tiến hành các xét nghiệm da.
  • Thành phần tá dược của Loravidi chứa Lactose, không nên dùng cho bệnh nhân không dung nạp Galactose, thiếu hụt Lapp Lactase hay bệnh nhân rối loạn hấp thu Glucose – Galactose.
  • Bảo quản Loravidi nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nơi ẩm ướt và để xa tầm với của trẻ nhỏ. Không tiếp tục sử dụng khi thuốc có dấu hiệu chảy nước, mốc hoặc đổi màu.
Loravidi bào chế dưới dạng viên nén
Loravidi bào chế dưới dạng viên nén

Tương tác của thuốc Loravidi với các thuốc và chế phẩm khác

Loravidi trong thời gian sử dụng có thể gây ra một số tương tác với các sản phẩm dùng cùng, bao gồm:

  • Nhóm thuốc ức chế men gan Cytochrom P450 CYP3A4 và CYP2D6: Cimetidine, Erythromycin, Ketoconazol, Fluconazol, Fluoxetin, Quinidin: các thuốc này có thể gây thay đổi nồng độ Loravidi trong huyết tương, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.
  • Dùng đồng thời Loravidi với Cimetidin làm tăng nồng độ Loravidi trong huyết tương do Cimetidin ức chế chuyển hóa Loravidi. Tương tác thuốc này không gây ra các biểu hiện trên lâm sàng.
  • Để hạn chế các phản ứng tương tác không mong muốn, bệnh nhân chú ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khuyến cáo về nguy cơ cũng như hướng dẫn cách phòng tránh tương tác thuốc trước khi sử dụng đồng thời Loravidi với bất cứ chế phẩm nào.

Đặc điểm dược động học của Loravidi

  • Hấp thu: Loratadine hấp thu nhanh chóng sau khi uống, Thức ăn có thể làm chậm thời gian hấp thu nhưng không quá ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.. Nồng độ đỉnh của Loravidi đạt được trong huyết tương sau khi uống khoảng 1.5 giờ.
  • Phân bố: Loratadine trong Loravidi liên kết mạnh với protein huyết tương (tỉ lệ gắn khoảng 97 – 99%), chất chuyển hóa chính Desloratadine gắn với protein huyết tương với mức độ trung bình: khoảng 76%.
  • Chuyển hóa: Loravidi được chuyển hóa qua gan nhờ CYP3A4 và CYP2D6 là chủ yếu, các chất chuyển hóa còn hoạt tính và tạo ra hiệu quả lâm sàng.
  • Thải trừ: 40% thuốc được thải trừ qua nước tiểu và 42% thải trừ qua phân trong vòng 10 ngày, chủ yếu thải trừ ở dạng chất chuyển hóa liên hợp. Thời gian bán thải trung bình của Loravidi là khoảng 8.4 giờ.

Triệu chứng quá liều và xử trí

Ở người lớn, dùng quá liều Loravidi (từ 40 – 180mg) có thể gây ra các triệu chứng gồm buồn ngủ, nhức đầu, nhịp tim nhanh.

Cách xử trí: gồm điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống. Bệnh nhân cần được đưa ngay tới các cơ sở y tế và liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí, có thể dùng than hoạt hoặc rửa dạ dày. Loravidi không loại bỏ được qua thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và theo dõi y tế chặt chẽ.

Thuốc Loravidi giá bao nhiêu?

Thuốc dị ứng Loravidi có giá khoảng 75.000 đồng/hộp. Mức giá trên có tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm bán và nơi bán.

Thuốc Loravidi mua ở đâu tại Hà Nội và TPHCM?

Bạn có thể tìm mua Loravidi tại các quầy thuốc bệnh viện hoặc hệ thống các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn nên chú ý chọn mua thuốc tại các địa chỉ uy tín, kiểm tra nhãn mác, hạn dùng để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Tham khảo:

Thuốc Glotizin – thuốc chống dị ứng, điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay mãn tính

Telfor – Thuốc điều trị dị ứng và mề đay mạn tính

1 đánh giá cho Thuốc Loravidi 10mg – Điều trị viêm mũi dị ứng, Ngứa da do phát ban

  1. Hạnh

    Tôi đặt mua thuốc, nhà thuốc giao hàng nhanh lắm ạ

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

0853.549.696