Mô tả
Hiện nay, Pancidol là mộtthuốc được mọi người sử dụng ngày càng phổ biến để điều trị giảm đau, hạ sốt. Vậy để biết tác dụng của thuốc này có thực sự tốt không và cách sử dụng như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết này của nhà thuốc online ITP Pharma nhé !
1, Thuốc Pancidol là gì ?
Pancidol là sản phẩm thuộc nhóm thuốc có tác dụng chính là điều trị giảm đau, hạ sốt, ngoài ra còn điều trị chống viêm không Steroid, điều trị gout và một số bệnh về xương khớp khác. Sản phẩm này được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharma – doanh nghiệp đầu tiên sản xuất viên nang mềm hiện đại nhất tại Việt Nam – với mã số đăng ký sản phẩm là VNA-0345-02.
Pancidol được bào chế dưới dạng viên nén bao phim – một dạng bào chế đảm bảo thuốc phát huy công dụng tốt nhất và bảo vệ sức khỏe của người bệnh. Sản phẩm được đóng theo hộp gồm 10 vỉ x 10 viên và có chứa các thành phần:
Paracetamol…………………500 mg
Cafein…………………………30 mg
2, Công dụng của thuốc Pancidol
Như đã giới thiệu trên thì Pancidol có tác dụng chính là điều trị giảm đau và hạ sốt. Ngoài ra, thuốc này còn được dùng để điều trị bệnh gout và đau nhức xương khớp…
3, Chỉ định
- Có tác dụng giảm đau nhanh chóng và hiệu quả trong các trường hợp: một số đau đớn do chấn thương gây ra, nhức đầu do làm việc quá sức, đau cơ, đau khớp…
- Giúp hạ sốt do một số nguyên nhân: cảm do thay đổi thời tiết (cảm lạnh, cảm nắng…), cảm do một số bệnh truyền nhiễm (cảm cúm…)…
4, Thành phần Paracetamol và Cafein có tác dụng gì ?
- Paracetamol: tác động trung ương – ngoại biên, có hoạt tính giảm đau và hạ nhiệt nhanh. Thành phần này ít tác động đến hệ tim mạch, hô hấp và ít gây kích ứng.
- Cafein: kích thích vào hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ giảm đau và giúp các cơ hoạt động dễ dàng.
5, Cách sử dụng thuốc Pancidol
5.1. Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 – 2 viên/lần, 2 – 4 lần/ngày (không uống quá 8 viên/ngày). Lưu ý, mỗi lần uống cách nhau tối thiểu 4 tiếng.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Mỗi lần uống ½ viên, ngày 2 – 3 lần.
- Đối với một số trường hợp đặc biệt phải uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
5.2. Cách dùng
Thuốc Pancidol được sử dụng dưới dạng uống.
6, Thuốc Pancidol có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?
- Đối với phụ nữ mang thai: Hiện nay vẫn chưa tìm thấy khả năng gây độc đối với bào thai trong thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên để tránh những tác dụng không mong muốn có thể có đối với sự phát triển của thai nhi, các mẹ chỉ dùng khi thật cần thiết và dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đối với phụ nữ cho con bú: Có thể sử dụng thuốc với liều dùng phù hợp (không quá 8 viên/ngày)
7, Thuốc Pancidol giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, Pancidol có giá khoảng 100.000 VND/hộp/100 viên. Giá bán có thể có sự thay đổi giữa các địa phương, các nhà thuốc lớn, nhỏ hoặc giữa hình thức mua online và mua trực tiếp do một số phụ phí (phí vận chuyển, quảng cáo…).
Tuy nhiên sự chênh lệch đó là không đáng kể, vẫn đảm bảo giá thành sản phẩm rẻ nhất tới người tiêu dùng.
8, Thuốc Pancidol có thể mua ở đâu ?
Pancidol đã có mặt ở hầu hết các nhà thuốc lớn, nhỏ ở các tỉnh thành, các trang mua bán thuốc online…Khi mua thuốc, người bệnh cần để ý về mẫu mã, tem chống giả, hạn sử dụng ghi trên bao bì… Hãy là một nhà tiêu dùng thông thái, lựa chọn mua sản phẩm ở các địa điểm uy tín, đáng tin cậy để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn !
9, Chống chỉ định
- Người dị ứng với các thành phần của thuốc: paracetamol, cafein
- Người thiếu máu, người mắc các bệnh về tim, phổi, thận, đặc biệt là gan.
- Lượng men Glucose-6-phosphat dehydrogenase trong cơ thể người bệnh không đủ.
10, Tác dụng phụ của thuốc Pancidol
Pancidol có thể có tác dụng phụ đối với một số người bệnh nên khi sử dụng thuốc nếu có các biểu hiện dưới đây hãy đến ngay bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời:
- Biểu hiện thường gặp: người bệnh bị phát ban ở da (ban đỏ, nổi mề đay…) hoặc buồn nôn, nôn.
- Biểu hiện ít gặp: người bệnh bị thiếu máu hoặc bị rối loạn tạo máu
11, Lưu ý khi sử dụng
- Vì triệu chứng xanh tím đôi khi không bộc lộ rõ nên cần xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận đối với những bệnh nhân thiếu máu từ trước
- Hạn chế sử dụng rượu bia do rượu, bia có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol.
- Lưu ý đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
12, Dược động học
- Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh và gần hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
- Phân bố: Paracetamol được phân bố đồng đều ở hầu hết các mô trong cơ thể. Có khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.
- Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan, tạo chất trung gian là N – acetyl benzoquinonimin, chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.
- Thải trừ: Pancidol được thải trừ qua nước tiểu chủ yếu ở dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h và thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.
- Khi dùng paracetamol với liều cao ( lượng dùng lớn hơn 10 g/ngày) sẽ tạo ra nhiều N – acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N – acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, thậm chí có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
13, Tương tác thuốc
- Việc sử dụng Paracetamol với liều cao và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tác dụng chống đông máu của chất Coumarin và các dẫn chất Indandion.
- Khi kết hợp phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt, ta cần lưu ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
- Việc sử dụng bia rượu với nồng độ cao và trong thời gian dài có thể gây tăng độc tính trên gan.
- Các thuốc chống co giật như Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin… gây cảm ứng men gan tác động trực tiếp đến sự tăng chuyển hóa Paracetamol thành những chất gây độc cho gan và làm tăng độc tính trên gan.
- Việc sử dụng cùng lúc Paracetamol với Isoniazid có thể làm tăng độc tính trên gan.
14, Xử lý quá liều
- Biểu hiện: Đau bụng, buồn nôn, nôn; da, niêm mạc, móng tay xuất hiện màu xanh tím.
- Xử trí cấp cứu:
- Rửa dạ dày (tốt nhất trong vòng 4 tiếng sau khi sử dụng thuốc).
- Cho uống than hoạt tính.
- Dùng N-acetylcystein, thuốc giải độc Paracetamol bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc uống trong vòng 10 tiếng sau khi sử dụng thuốc.
15, Phân biệt thuốc Pancidol và Panadol
Cả 2 thuốc đều cùng chứa hoạt chất Paracetamol. Nhưng Panadol là sản phẩm của hãng GlasxoSmithKline, còn Pancidol là sản phẩm của TV Pharm. Nhiều người sẽ dễ nhầm lẫn 2 thuốc bởi bao bì thuốc và tên thuốc có nhiều điểm giống nhau. Chính vì như thế, nên vào năm 2008, Pancidol đã bị tạm giữ lô thuốc do giống bao bì, nghi ngờ là thuốc nhái của Panadol.
Tuy nhiên, hiện nay cả Pancidol và Panadol đã thay đổi bao bì. Khi đi mua thuốc, bạn nên chú ý để có thể mua đúng sản phẩm mình cần
Xem thêm một số thuốc giảm đau khác:
Hiếu –
shipo thuốc nhanh, nhân viên nhiệt tình