Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Statripsine – Giúp giảm đau, Hạ sốt, Kháng viêm hiệu quả

Thuốc Statripsine – Giúp giảm đau, Hạ sốt, Kháng viêm hiệu quả

(1 đánh giá của khách hàng)

55.000

Danh mục:

Mô tả

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm như Statripsine, Alpha Choay, Kotase. Vậy chúng ta nên lựa chọn thuốc nào để sử dụng an toàn và hiệu quả?
Ở bài viết này, nhà thuốc online ITP Pharma sẽ giới thiệu đến các bạn thông tin chi tiết về sản phẩm thuốc Statripsine.

Statripsine là thuốc gì?

Statripsine là một thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid. Thuốc có thành phần chính là Alphachymotrypsin hàm lượng 4,2mg, ngoài ra còn chứa các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Thuốc được sản xuất và đăng ký bởi công ty Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam
Thuốc Statripsine có số đăng ký: VD-21117-14.
Dạng bào chế: thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói: mỗi hộp thuốc gồm 5 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên thuốc.
Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Tránh ánh sáng và tránh ẩm. Nhiệt độ không quá 25 ° C. Giữ thuốc Statripsine ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Hình ảnh hộp thuốc Statripsine
Hình ảnh hộp thuốc Statripsine

Công dụng của thuốc Statripsine

Statripsine có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ.
Ngoài ra, thuốc còn làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên ở một số trường hợp.

Thành phần của thuốc có tác dụng như thế nào?

Thuốc Statripsine có thành phần chính là Alphachymotrypsin hàm lượng 4,2mg.
Ngoài ra, trong mỗi viên thuốc còn chứa các tá dược khác như aspartam, magnesi stearat, hương bạc hà,… vừa đủ 1 viên.
Tác dụng chính của Alphachymotrypsin:
• Làm tan dây chằng mảnh dẻ treo thủy tinh thể, giúp loại bỏ dễ dàng nhân mắt đục trong bao và giảm chấn thương cho mắt.
• Làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.
• Giúp giảm viêm và phù mô mềm do áp xe và loét, hoặc do chấn thương.
Cơ chế tác dụng:
• Alphachymotrypsin là một enzym thuỷ phân protein, được điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen, chiết xuất từ tụy bò. Enzym này có tác dụng xúc tác chọn lọc đối với các liên kết peptide ở liền kề các acid amin có nhân thơm.

Chỉ định

Thuốc Statripsine được chỉ định trong các trường hợp:
• Dùng kháng viêm.
• Người mắc bệnh hen, viêm xoang, viêm phế quản và các bệnh phổi.
• Bệnh nhân bị tổn thương mô mềm, bong gân, chấn thương cấp, dập tim mộ.
• Người có khối tụ máu, tan máu bầm, phù nề mắt và nhiễm trùng.
• Người bị chuột rút và chấn thương do thể thao.

Hình ảnh một số thông tin của thuốc Statripsine trên hộp
Hình ảnh một số thông tin của thuốc Statripsine trên hộp

Cách sử dụng thuốc Statripsine

Thuốc có thể dùng đường uống hoặc ngậm dưới lưỡi.
• Đường uống: uống 2 viên, mỗi ngày dùng 3-4 lần
• Ngậm dưới lưỡi: mỗi ngày dùng 4-6 viên, chia làm nhiều lần. Phải ngậm cho viên nén tan dần dưới lưỡi để cho hiệu quả tốt.

Thuốc Statripsine có giá bao nhiêu?

Hiện nay, thuốc Statripsine có giá khoảng 55.000vnđ/ hộp 5 vỉ x 10 viên trên thị trường.

Thuốc Statripsine có thể mua ở đâu?

Mọi người có thể tìm mua thuốc tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Chống chỉ định

• Không dùng thuốc Statripsine cho bệnh nhân bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
• Chống chỉ định trong các trường hợp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng, hội chứng thận hư. Do những trường hợp này có nguy cơ giảm alpha-1 antitrypsin.
Tác dụng phụ của thuốc Statripsine
Trong quá trình sử dụng thuốc Statripsine, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như:
• Khi dùng thuốc trong nhãn khoa, bệnh nhân có thể bị phù giác mạc, viêm nhẹ màng bồ đào.
• Thuốc có thể làm tắc mạng bó dây do các mảnh vụn dây chằng bị tiêu hủy, do đó làm tăng nhất thời nhãn áp ở người bệnh.
• Thuốc làm thay đổi màu sắc, độ rắn và mùi của phân.
• Trong một số trường hợp, thuốc gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.
• Khi dùng với liều cao, thuốc gây phản ứng dị ứng nhẹ.

Hình ảnh vỉ thuốc Statripsine
Hình ảnh vỉ thuốc Statripsine

Lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2. Những đối tượng cần cân nhắc và thận trọng khi sử dụng thuốc:
• người bị rối loạn đông máu có di truyền gọi là bệnh ưa chảy máu.
• người bị rối loạn đông máu không có yếu tố di truyền
• người vừa trải qua hoặc sắp trải qua phẫu thuật.
• người dùng liệu pháp trị liệu kháng đông.
• người bị dị ứng với các protein.
• phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
• bệnh nhân bị loét dạ dày
3. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cần theo dõi và tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Tương tác thuốc

Khi sử dụng thuốc Statripsine cùng với một số thuốc khác hay một số loại thực phẩm có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc:
• Khi dùng thuốc phối hợp với các thuốc dạng enzym khác, Statripsine sẽ tăng hiệu quả điều trị.
• Không dùng thuốc cùng với acetylcystein
• Không phối hợp Statripsine và thuốc kháng đông máu vì sẽ làm tăng hiệu lực của chúng.
• Bệnh nhân có chế độ ăn uống cân đối hoặc sử dụng vitamin và bổ sung muối khoáng sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc.
• Một số loại hạt như hạt đậu nành dại, hạt đậu jojoba làm giảm tác dụng thuốc do chứa các protein ức chế hoạt tính của alphachymotrypsin.
Thuốc Statripsine có thể làm thay đổi tác dụng thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, bạn nên liệt kê những thuốc đang dùng cho bác sĩ hoặc dược sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Tương tác của thuốc Statripsine
Tương tác của thuốc Statripsine

Dược động học

• Hấp thu: thuốc Statripsine hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, dùng qua đường uống hoặc ngậm dưới lưỡi.
• Phân bố: thuốc phân bố đến một số cơ quan trong cơ thể, hoạt động chức năng trong máu kéo dài 4 giờ sau khi dùng thuốc.
• Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua phân và nước tiểu.

 Xử lý khi quá liều, quên liều thuốc

Quên liều:
• Nếu bệnh nhân quên 1 liều thuốc, cần sử dụng thuốc càng sớm càng tốt.
• Trường hợp bệnh nhân quên quá lâu so với thời gian đúng của liều trước, và gần đến thời gian uống liều tiếp theo, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống như bình thường.
• Không được uống bù liều trước cùng với liều tiếp theo (nghĩa là không uống gấp đôi liều đã quy định).
Quá liều:
• Nếu bệnh nhân có các biểu hiện nhẹ, cần để bệnh nhân nghỉ ngơi và theo dõi.
• Nếu có biểu hiện nghiêm trọng, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra hướng giải quyết an toàn.

Xem thêm:

Thuốc Alphausar – Giảm đau, chống viêm, tiêu đờm

1 đánh giá cho Thuốc Statripsine – Giúp giảm đau, Hạ sốt, Kháng viêm hiệu quả

  1. Huy

    Bạn cho tôi hỏi : vợ tôi đang mang thai 7 tháng có sử dụng được thuốc này không ạ

    • Dược sĩ Lê Duy

      Chào bạn , Thuốc có thể được dùng cho phụ nữ có thai tuy nhiên bạn cần có tham khảo ý kiến của bác sĩ

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới