Mô tả
1, Phenobarbital là thuốc gì?
Thuốc Phenobarbital là loại thuốc thuộc nhóm thuốc phải kiểm soát đặc biệt được biết đến với công dụng điều trị cho các bệnh nhân gặp tình trạng co giật, giúp an thần và gây ngủ. Hiện nay Phenobarbital được sử dụng hầu hết trong các pháp đồ điều trị ở bệnh viện. Thuốc được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Minh Hải. Sản phẩm được nghiên cứu rất kỹ lưỡng trong một thời gian dài bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, sản xuất dựa trên nguyên lý kiểm soát các hoạt động điện bất thường trong não xảy ra trong một cơn động kinh.
Hiện sản phẩm đã được cấp phép và lưu hành rộng rãi trên thị trường Việt Nam với số đăng ký của thuốc là VD-20644-14.
Phenobarbital được bào chế ở dạng viên nén bao phim ngoài ra còn có thêm dạng dung dịch uống hoặc dạng thuốc tiêm. Thành phần chính của thuốc là Phenobarbital với hàm lượng 100 mg ở dạng viên nén, 15mg/5ml ở dạng dung dịch uống và 200mg/ml với dạng thuốc tiêm, ngoài ra còn có thêm một số tá dược khác như: Lactose, Tinh bột, Povidon, Talc,…
Thuốc Phenobarbital được đóng gói theo hộp, lọ hoặc ống tuỳ theo dạng bào chế của thuốc. Với dạng viên nén: mỗi hộp gồm 2 vỉ với 12 viên/vỉ. Với dạng dung dịch thuốc tiêm: mỗi hộp có 20 ống mỗi ống chứa 2 ml dung dịch Phenobarbital. Hạn sử dụng sản phẩm là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
2, Công dụng của thuốc Phenobarbital
Thuốc Phenobarbital được biết đến là một loại thuốc có 1 số công dụng chính như:
- Thuốc dùng để hỗ trợ người bệnh trong điều trị chống co giật.
- Kiểm soát và làm giảm tối thiểu các cơn động kinh, co giật ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ, hỗ trợ làm giảm các nguy cơ, biến chứng gây tổn thương cho hệ thần kinh khi lên cơn co giật hoặc khi mất ý thức.
- Bên cạnh đó Phenobarbital còn có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ tái mắc bệnh co giật thường xuyên, đe dọa tới tính mạng người bệnh.
3, Thành phần của thuốc Phenobarbital 100mg có tác dụng gì?
Thành phần của Phenobarbital ở những dạng bào chế khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên sự khác nhau về tác dụng là không đáng kể.
Với dạng viên nén bao phim:
Thành phần chính của thuốc là Phenobarbital với hàm lượng 100mg có tác dụng:
Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy Phenobarbital thuộc nhóm các Barbiturat, có tác dụng tăng cường hoặc chức năng tương tự chức năng ức chế synap của acid gamma aminobutyric (GABA) ở não.
Phenobarbital và các barbiturat khác làm giảm sử dụng oxygen ở não trong lúc gây mê, chức năng này dựa trên quá trình ức chế hoạt động của neuron.
Với dạng thuốc tiêm :
Thành phần chính cho 1 ống 2ml là: Natri Phenobarbital với hàm lượng 200mg cùng một số tá dược khác như: Natri hydroxyd, Propylene glycol, Ethanol tuyệt đối, Ancol benzylic, nước cất pha tiêm vừa đủ 2ml, có tác dụng an thần, chống co giật, hạn chế nguy cơ động kinh thường xuyên.
Cơ chế tác động của thuốc Phenobarbital:
- Khi người bệnh xảy ra các cơn động kinh hoặc co giật, thuốc Phenobarbital tác động trực tiếp lên hệ điều hành của não bộ tạo điều kiện thuận lợi cho acid gamma aminobutyric (GABA) gắn vào receptor GABA gây ức chế hệ thần kinh, giúp làm dịu đi các triệu chứng co giật, đưa cơ thể về trạng thái bình thường.
- Ngoài ra hoạt chất Phenobarbital trong còn giúp tăng cường chất dẫn truyền ức chế glycine hoặc ức chế acid glutamic- chất dẫn truyền kích thích. Hơn nữa cơ thể có nồng độ Phenobarbital cao còn ức chế cả kênh Na+.
4, Chỉ định
Thuốc Phenobarbital được các chuyên gia y tế nghiên cứu và liệt kê thuộc nhóm thuốc hướng thần và được chỉ định sử dụng trong những trường hợp điển hình sau:
- Dùng để điều trị cho bệnh nhân thường xuyên mắc phải những cơn động kinh nặng, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương sọ não hoặc tai biến cần phòng tránh các triệu chứng co giật, hành động thiếu ý thức.
- Người bệnh gặp tình trạng lo âu, căng thẳng, stress thường xuyên gây tác động lên trạng thái hệ thần kinh.
- Có thể dùng thêm thuốc Phenobarbital như một liệu pháp an thần trong trường hợp người bệnh bị mất ngủ thường xuyên.
5, Cách sử dụng thuốc Phenobarbital
Cách dùng:
- Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh khác nhau mà điều trị theo cơ chế và liệu pháp khác nhau, vì vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sỹ hỗ trợ để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Để thuốc Phenobarbital phát huy tác dụng tối ưu nhất, khi sử dụng khách hàng có thể kết hợp cùng các loại thuốc chống động kinh khác theo hướng dẫn, chỉ định của bác sỹ.
- Thuốc Phenobarbital có thể sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp
- Khi sử dụng thuốc Phenobarbital theo đường uống, bệnh nhân nên nuốt nguyên viên với một lượng nước ấm vừa đủ, không nhai vỡ hay bẻ gãy viên thuốc, tránh làm giảm hoạt tính trong thuốc, làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc.
- Thuốc Phenobarbital có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên bệnh nhân nên sử dụng trước khi đi ngủ bởi các thành phần trong thuốc có tác dụng an thần, gây buồn ngủ và có thể gây chóng mặt trong lần sử dụng đầu tiên.
- Theo các chuyên gia nghiên cứu khuyến cáo không sử dụng thuốc Phenobarbital qua đường tiêm dưới da bởi khả năng cao sẽ gây kích ứng mô tại chỗ.
- Chỉ sử dụng thuốc Phenobarbital qua đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp bệnh nhân đang cấp cứu trong cơn co giật. Khi sử dụng theo cách thức này bệnh nhân cần phải nhập viện và theo dõi chặt chẽ.
- Khi sử dụng thuốc Phenobarbital trong một thời gian dài, bệnh nhân sẽ có hiện tượng “nghiện thuốc” , vì vậy cần phải giảm liều Phenobarbital dần dần trong khoảng 1 tuần, đồng thời chuyển sang sử dụng thuốc chống co giật khác với liều lượng thấp.
Liều dùng:
Liều lượng sử dụng thuốc Phenobarbital sẽ được hiệu chỉnh trực tiếp bởi bác sỹ điều trị để phù hợp với từng tình trạng của người bệnh. Khi chưa có sự cho phép của bác sỹ, bệnh nhân tuyệt đối không được phép tự ý thay đổi liều dùng tránh những tương tác không đáng có.
- Đối với người trưởng thành:
- Khi sử dụng thuốc với tác dụng an thần:
- Bác sỹ sẽ thực hiện tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chia thành 2 hoặc 3 liều trong 1 ngày với liều lượng từ 30-120mg. Trong 1 ngày chỉ sử dụng tối đa là 400mg.
Trong trường hợp sử dụng với người bệnh trước khi phẫu thuật để tránh gây co giật, bác sỹ sẽ tiến hành tiêm bắp từ 100-200mg trước phẫu thuật từ 1-2 tiếng.
- Khi sử dụng thuốc với tác dụng điều trị mất ngủ:
- Với đường uống: Dùng từ 100-200mg/ 1 lần/ 1 ngày. Sử dụng không quá 400mg trong vòng 24h.
- Với đường tiêm: Bệnh nhân được tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 lần/ 1 ngày với liều lượng 100-320mg. Bác sỹ không được tiêm quá 400mg trong 24h.
- Khi sử dụng thuốc với tác dụng điều trị co giật:
- Với đường uống: Thuốc Phenobarbital được sử dụng hàng ngày với liều lượng 60-200mg/1lần. Mỗi lần sử dụng cách nhau không quá 12 giờ.
- Với đường tiêm: Bác sỹ tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 20-320mg/ 1 lần.
- Đối với trẻ em:
Hiệu chỉnh liều lượng sẽ dựa trên cân nặng của từng bé:
- Với đường uống: Liều khởi đầu: Tiến hành cho trẻ sử dụng từ 15-20mg/kg và theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể bé với các thành phần của thuốc để điều chỉnh liều dùng phù hợp đảm bảo an toàn cho bé.
Liều khuyến cáo: Cho trẻ sử dụng 3-6mg/kg để vừa đảm bảo an toàn cho bé vừa phát huy được tác dụng tối ưu của thuốc Phenobarbital.
- Với đường tiêm: Bác sỹ tiến hành tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cho bé liên tục trong 1 tuần với liều lượng từ 4-6mg/kg/ngày.
- Trường hợp bé xuất hiện triệu chứng của động kinh: Bác sỹ cần thực hiện tiêm tĩnh mạch cho bé( thuốc tiêm cần pha loãng với nước cất theo tỷ lệ 1:10) với liều lượng 15-20mg/kg, khoảng 30 phút 1 lần, tiến hành tiêm đến khi đo nồng độ thuốc Phenobarbital trong huyết tương đạt 40 mg/lít là đạt yêu cầu.
- Trường hợp bé cần hỗ trợ an thần: Bác sỹ sẽ tiến hành tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng từ 1-3mg/kg.
6, Thuốc Phenobarbital có được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không?
Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai:
Thuốc Phenobarbital có khả năng đi qua hàng rào nhau thai, gây ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn bình thường gấp 2-3 lần hoặc để lại những hậu quả khi sinh con như: xuất huyết lúc ra đời, thai nhi dễ bị suy hô hấp, tai biến xuất huyết, bị phụ thuộc vào thuốc,… Vì vậy không nên sử dụng thuốc Phenobarbital cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trong trường hợp người bệnh đang trong quá trình điều trị động kinh, cần sử dụng các biện pháp tránh thai.
Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú:
Khi mẹ sử dụng thuốc Phenobarbital, thuốc sẽ được bài tiết vào sữa đi vào cơ thể bé. Do sự đào thải và chuyển hoá thuốc trên cơ thể bé mới sinh còn chậm, nên Phenobarbital dễ bị tích tụ trong máu với nồng độ cao dễ gây ngộ độc, co giật và các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến não bộ của bé. Vì thế khi sử dụng thuốc trong trường hợp này, cần chú ý theo dõi sát sao các phản ứng của bé, khi có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào, lập tức đưa bé đến cơ quan y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
7, Thuốc Phenobarbital giá bao nhiêu?
Thuốc Phenobarbital được biết đến không chỉ với tác dụng điều trị động kinh, chống co giật mà còn có tác dụng an thần, giúp tinh thần thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ. Bởi thế hiện nay sản phẩm này đã có mặt phổ biến trên thị trường thuốc Việt Nam và có bán tại hầu hết các nhà thuốc, quầy thuốc hay bệnh viện,…Theo Nhà thuốc Online ITP Pharma, giá bán của thuốc Phenobarbital có thể biến động tùy theo từng địa điểm bán, dao động từ 500000 – 600000 đồng/1 Hộp. Mức giá này được đánh giá là hơi cao so với mức trung bình, tuy nhiên với công dụng và lợi ích của sản phẩm này mang lại thì đây là mức giá khá hợp lý.
8, Thuốc Phenobarbital có thể mua ở đâu?
Thuốc Phenobarbital hiện có bán tại các nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc. Tuy nhiên, đây là thuốc chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Chính vì thế, không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Bên cạnh đó, với thời đại công nghệ 4.0 không ngừng phát triển, trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,… hoặc các trang web trực tuyến của các trung tâm phân phối thuốc đều có bày bán sản phẩm thuốc Phenobarbital này. Khi mua hàng online khách hàng có thể xem đánh giá cũng như review của người sử dụng sản phẩm trước để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
9, Chống chỉ định
Thuốc Phenobarbital được chỉ định không sử dụng cho những trường hợp sau:
- Người bệnh mắc chứng suy hô hấp cấp, thường xuyên có biểu hiện khó thở.
- Người bệnh quá mẫn với Phenobarbital – cũng là thành phần chính của thuốc Phenobarbital.
- Người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Người bệnh bị suy gan nặng.
10, Tác dụng phụ
Thuốc Phenobarbital là thuốc thuộc nhóm thuốc hướng thần, tác động lên hệ thần kinh – hệ điều hành của toàn bộ cơ thể nên khi sử dụng có thể xảy ra những tác dụng phụ như sau:
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Phenobarbital:
- Gây buồn ngủ, ngủ gà, gây đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, hay gặp ác mộng, tinh thần bất ổn.
- Ở người cao tuổi khi sử dụng thuốc Phenobarbital có thể có những triệu chứng như: run giật nhãn cầu, cơ thể bị kích thích gây mất ý thức về hành động.
- Ở những người trẻ tuổi đặc biệt là trẻ em khi sử dụng thuốc Phenobarbital trong lần đầu tiên hay bị nổi mẩn đỏ do dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Khi sử dụng thuốc Phenobarbital với liều cao gấp 5-10 lần liều bình thường, khi nồng độ Phenobarbital vượt quá mức quy định có thể gây ngộ độc, ngủ sâu, mất phản xạ, ý thức, làm giãn đồng tử, hạ thân nhiệt,…
- Khi sử dụng thuốc Phenobarbital trong một thời gian dài, cơ thể đã quen thuốc, nếu ngưng sử dụng thuốc đột ngột dễ gây nên triệu chứng co giật, mất ngủ, mê sảng, đau nhức cơ, khớp, trầm trọng hơn có thể gây trụy tim, suy hô hấp, hôn mê sâu.
- Ngoài ra khi xét nghiệm máu ngoại vi sẽ thấy có hồng cầu khổng lồ do Phenobarbital gây nên.
Các tác dụng phụ ít gặp của thuốc Phenobarbital:
- Gây rối loạn chuyển hóa porphyrin trong cơ thể người sử dụng.
- Ở trẻ em sau khi điều trị sử dụng thuốc Phenobarbital 1 năm có thể để lại những triệu chứng như còi xương, nhuyễn xương, đau cơ, đau khớp.
- Trường hợp nguy hiểm nhất là gây nên hội chứng Lyell, dẫn đến tử vong.
Các tác dụng phụ của thuốc Phenobarbital rất hiếm gặp:
- Người bệnh bị thiếu hụt acid folic gây thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
Như vậy khách hàng và bệnh nhân cần lưu ý và ghi nhớ các tác dụng phụ kể trên để hiểu rõ bản chất của thuốc Phenobarbital, tránh để lại những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng.
11, Lưu ý khi sử dụng thuốc
Thuốc Phenobarbital có thể sử dụng cùng hoặc không cùng với thức ăn. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định uống 1 lần/ngày trước khi đi ngủ để kiểm soát cơn động kinh đồng thời tránh ảnh hưởng của tác dụng an thần của thuốc. Nếu bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, trong những lần uống tiếp theo nên uống thuốc cùng với thức ăn hoặc uống với sữa.
Có thể phải mất vài tuần sử dụng thuốc Phenobarbital để người bệnh kiểm soát hoàn toàn cơn co giật. Thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất khi nồng độ thuốc trong cơ thể ổn định ở mức cho phép. Vì vậy, bác sỹ khuyên dùng người bệnh sử dụng thuốc tại cùng một thời điểm mỗi ngày.
Khi sử dụng thuốc Phenobarbital ở dạng lỏng, cần thực hiện đo liều lượng chính xác bằng cách sử dụng một thiết bị đo có trong sản phẩm. Tránh quá liều hoặc không đủ liều ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình điều trị của người bệnh.
Cần lưu ý theo dõi chặt chẽ khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ, do cơ thể và não bộ trẻ nhỏ còn yếu chưa đủ mạnh để chống lại các tác dụng phụ của thuốc.
Cần cẩn trọng và hết sức lưu ý với trường hợp sử dụng thuốc Phenobarbital để điều trị cho người cao tuổi. Vì hầu hết các cơ quan trong cơ thể đang trong giai đoạn suy yếu, rất nhạy cảm với các thành phần của thuốc.
Hạn chế tối đa các hoạt động cần tính tập trung cao như lái xe, vận hành máy móc, điều khiển những vật dụng nguy hiểm,.. ở bệnh nhân đang trong quá trình điều trị động kinh. Bởi Phenobarbital có ảnh hưởng đến tâm thần, gây buồn ngủ, mất ý thức, không đủ tỉnh táo để suy nghĩ và làm việc, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho cả bản thân người bệnh và những người xung quanh.
Thông báo cho bác sỹ điều trị về tiền sử bệnh tật của bệnh nhân như: dị ứng, nghiện ma tuý, nghiện rượu, suy thận,… để có những liệu pháp chữa trị riêng đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Khi sử dụng thuốc Phenobarbital điều trị trong một thời gian hoặc sử dụng thuốc với liều cao, cơ thể sẽ dần hình thành cơ chế quen thuốc, nghiện thuốc. Trong tình huống này tuyệt đối không được ngừng sử dụng thuốc đột ngột, tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ hoặc dược sĩ hỗ trợ để tránh gây triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Bảo quản thuốc Phenobarbital ở nơi khô ráo, ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc những nơi độ ẩm cao như phòng tắm, tủ lạnh. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
12, Dược động học
- Hấp thụ: Thuốc Phenobarbital dễ dàng hấp thụ qua đường tiêu hoá. Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khi uống 60 phút và duy trì được từ 8-12 giờ. Trong trường hợp cần thiết, thuốc Phenobarbital có thể được cơ thể hấp thụ qua đường tiêm. Tuy nhiên không nên tiêm dưới da hoặc tiêm bắp vì gây đau và dễ hoại tử ở vị trí tiêm.
- Phân bố: Phenobarbital khi được cơ thể hấp thụ, khoảng 45 đến 60% hoạt chất này sẽ liên kết với protein huyết tương, từ đó phân bố rộng vào các mô, đặc biệt là não. Một phần Phenobarbital khác đi qua hàng rào nhau thai và được phân phối vào sữa mẹ.
- Chuyển hoá: Một phần Phenobarbital được chuyển hóa ở gan bằng phản ứng hydroxyl hóa tạo chất chuyển hóa không có hoạt tính. Trong huyết tương thời gian bán hủy của Phenobarbital ở người lớn dao động từ 75-120 giờ. Thời gian này kéo dài hơn rất nhiều ở trẻ sơ sinh. Nhưng ở trẻ em thời gian bán huỷ lại ngắn hơn, chỉ dao động từ 21-75 giờ. Như vậy ở những đối tượng bệnh nhân khác nhau thì sự chuyển hóa của Phenobarbital là khác nhau. Bởi thế khi sử dụng sản phẩm cần phải lưu ý và tuân theo đúng chỉ định của bác sỹ.
- Thải trừ: Phenobarbital sau khi được chuyển hoá, được thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu và độ pH của nước tiểu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thải trừ của Phenobarbital. Ở mức pH nước tiểu bình thường, khoảng 25% hàm lượng Phenobarbital sẽ được đào thải.
13, Tương tác thuốc
Khi người bệnh sử dụng thuốc Phenobarbital đồng thời với một số thuốc dùng đường uống khác có thể để lại các tương tác thuốc. Các tương tác này có thể thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc Phenobarbital, làm tăng khả năng xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của bệnh nhân. Để hạn chế tối đa các tình trạng trên, bệnh nhân cần lưu ý kê khai các thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, thực phẩm chức năng hay thảo dược hỗ trợ điều trị. Dưới đây là một số tương tác của thuốc Phenobarbital đáng chú ý sau:
- Khi sử dụng đồng thời Phenobarbital với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh khác có thể gây nên tác dụng làm giảm chức năng hệ điều hành thần kinh trung ương, gây suy giảm chức năng não bộ.
- Các loại thuốc chống trầm cảm như: SSRI, MAOI và ba vòng có thể gây phản tác dụng chống động kinh của Phenobarbital bằng cách giảm ngưỡng co giật.
- Hạn chế sử dụng Phenobarbital với các loại thuốc có chứa một trong các hoạt chất sau: Vigabatrin, Memantine, Hypericum perforatum. Bởi các hoạt chất này đều có khả năng làm giảm nồng độ Phenobarbital trong huyết tương, từ đó làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc Phenobarbital.
- Với trường hợp người bệnh có tiền sử suy giảm chức năng tuyến giáp, cần kết hợp sử dụng Phenobarbital trong liệu trình để điều chỉnh nồng độ levothyroxin trong và sau trị liệu.
- Trong quá trình điều trị của bệnh nhân động kinh, nếu bổ sung thêm axit folic nhằm điều trị tình trạng thiếu folate, có thể dẫn đến nồng độ Phenobarbital trong huyết thanh giảm, dẫn đến giảm khả năng kiểm soát co giật của thuốc.
- Do ảnh hưởng tiêu cực của thuốc Phenobarbital tới thai nhi nên một số người bệnh đã kết hợp sử dụng sản phẩm này cùng thuốc tránh thai. Tuy nhiên khi hai hoạt chất này kết hợp với nhau có thể làm giảm hiệu quả hoặc gần như mất tác dụng ngừa thai, người bệnh vẫn có khả năng mang thai.
14, Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quên liều:
Trường hợp bệnh nhân quên một liều thuốc, cần uống ngay khi nhận ra liều bị quên càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã sát giờ với liều tiếp theo, bệnh nhân nên bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc Phenobarbital theo đúng thời gian mà bác sỹ kê đơn. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều vì mục đích bù liều đã quên, tránh gây quá liều, có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Người bệnh cần hạn chế tình trạng quên liều để đảm bảo thuốc đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Nếu vì một số lý do như công việc quá nhiều không thể nhớ uống thuốc đúng giờ, bệnh nhân có thể sử dụng phần mềm đặt lời nhắc nhở hoặc đồng hồ báo thức để đảm bảo thời gian và chất lượng sử dụng thuốc.
Quá liều:
Khi sử dụng thuốc Phenobarbital quá liều, hệ thần kinh trung ương bị ức chế khiến não bộ từ ngủ thành hôn mê sâu; hô hấp bị ức chế, khí huyết tắc nghẽn khó lưu thông. Điều này khiến thân nhiệt giảm, tụt huyết áp, cơ thể tím tái, tim đập nhanh, trường hợp ngộ độc nặng hơn có thể gây nên các biến chứng như viêm phổi, phù phổi, suy tim, loạn nhịp tim, suy thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể dẫn đến tử vong. Khi bệnh nhân có một trong những biểu hiện sơ bộ trên, cần nhanh chóng đưa vào khoa cấp cứu để có cơ hội hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Cách điều trị cấp cứu ngộ độc Phenobarbital được sử dụng phổ biến nhất là dùng than hoạt tính. Với chức năng giúp làm tăng quá trình đào thải thuốc đồng thời rút ngắn thời gian hôn mê, than hoạt tính được đưa vào dạ dày qua ống thông đường mũi. Khi đưa bệnh nhân đi cấp cứu, người nhà cần chú ý đem theo cả toa thuốc đã được kê đơn cùng các thực phẩm mà bệnh nhân sử dụng trong thời gian gần đây để bác sĩ biết và có hướng điều trị kịp thời.
Xem thêm một số thuốc chống động kinh:
Mi –
Giao hàng nhanh, tư vẫn kĩ.