Thuốc Venrutine (Rutine 500mg) chữa bệnh gì? Tác dụng? Giá bán?

Ngày viết:
Hình ảnh thuốc Venrutine
Hình ảnh thuốc Venrutine
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, con người đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mang tính toàn cầu và một trong số đó là vấn đề về bệnh tật. Trong đó các bệnh về xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mao mạch, xuất huyết răng hàm mặt…đang ngày một gia tăng về số lượng và sự phức tạp trong phương pháp chữa trị. Bài viết này, ITP Pharma sẽ giới thiệu cho bạn một sản phẩm có tác dụng chống viêm, bảo vệ thành mạch vô cùng hiệu quả, đó chính là thuốc Venrutine.

Thuốc Venrutine là thuốc gì?

Thuốc Venrutine là sản phẩm của Công ty liên doanh BV Pharma- Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất ra phương thuốc có tác dụng điều trị các bệnh như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mao mạch, xuất huyết răng hàm mặt… đó là thuốc Venrutine. Thuốc có sự kết hợp của rutin và vitamin C nên có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến mạch máu.

Đây là thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin.

Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim, hộp 3 vỉ × 10 viên, hộp 6 vỉ× 10 viên (vỉ nhôm- PVC); Hộp 1 chai 60 viên (chai nhựa HDPE).

Số đăng ký: VD-19807-13

Thành phần trong 1 viên nén gồm:

  • Rutin với hàm lượng 500mg
  • Vitamin C (ascorbic acid) với hàm lượng 100mg
  • Tá dược gồm: Povidon, Crospovidone, Manitol, Talc, Magnesi stearat, Ethanol 70%, Opadry đỏ, Opadry trong suốt, nước tinh khiết.

Hình ảnh thuốc Venrutine

Tác dụng của thành phần chính trong thuốc

  • Rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, tăng sức bền. Bổ sung loại vitamin này có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ lần thứ 2 hoặc rối loạn liên quan đến mao mạch khác. Ngoài những tác dụng kể trên ra thì gần đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những tác dụng to lớn đó là làm giảm viêm và giữ cho thành mạch của các mạch máu dày, chắc chắn hơn, nhờ đó nếu kết hợp sử dụng rutin thì có thể ngăn chặn nhiều dạng khác nhau của xuất huyết bao gồm cả đột quỵ.
  • Vitamin C có nhiều tác dụng đặc biệt chủ yếu tham gia nhiều quá trình chuyển hóa cơ thể như: tạo Collagen và một số thành phần khác tạo mô liên kết ở xương, răng, mô, thành mạch,… nếu như cung cấp đầy đủ vitamin C thì có thể giúp cơ thể tránh được các bệnh lý về máu giúp thành mạch bền, hạn chế chảy máu chân răng, màng xương, sưng nướu hoặc bị răng gãy rụng…; Loại vitamin này còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid, glucid, protid cùng với đó là tổng hợp một số chất quan trọng như catecholamin (tác dụng chính là tăng nhịp tim, huyết áp, giảm lượng máu đến các cơ quan nội tạng trọng yếu…),  hormon vỏ thượng thận (kích thích tăng tiết vỏ thượng thận sẽ tăng tiết aldosteron giúp giữ Na+ và nước làm tăng huyết áp…); Ngoài ra nhờ có vitamin C xúc tác chuyển hóa Fe(3+) -> Fe(2+) giúp hấp thu dễ dàng ở tá tràng (chỉ có Fe2++) mới hấp thu được) sẽ tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt; Và vitamin C còn tăng cường tạo ra interferon giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress, tăng cường sức đề kháng của cơ thể; Bên cạnh những tác dụng to lớn hỗ trợ quá trình chuyển hóa và tổng hợp một số chất thì loại vitamin này có có khả năng trung hòa các gốc tự do sản sinh từ những phản ứng chuyển hóa giúp chống oxy hóa, bảo vệ tính toàn vẹn của màng tế bào.

Chỉ định của thuốc Venrutine

Thuốc Venrutine được chỉ định sử dụng trong các trường hợp tổn thương mạch máu như:

  • Bệnh trĩ, bệnh suy giãn tĩnh mạch: nhờ thuốc có tác dụng làm bền thành mạch, chống oxy hóa.
  • Các chứng xuất huyết dưới da và vết bầm máu: nhờ tác dụng làm bền thành mạch, ngăn cản xuyết huyết do máu thoát ra khỏi mạch.
  • Tăng huyết áp, xơ cứng mao mạch.
  • Xuất huyết trong khoa răng hàm mặt, khoa mắt: nhờ tác dụng trên thành mạch của các thành phần thuốc.

Chống chỉ định của thuốc Venrutine

  • Mẫn cảm đối với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng liều cao vitamin C cho người thiếu hụt men G6PD (Glucose- 6 Phosphat Dehydrogenase)
  • Chống chỉ định cho người bị bệnh Thalassemia do thuốc làm tăng đáp ứng miễn dịch, gây thiếu máu khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Không kê thuốc cho những người có tiền sử bị sỏi thận hoặc rối loạn chuyển hóa oxalat vì nguy cơ sỏi thận cao.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Venrutine

Cách dùng

Do thuốc dạng viên nén bao phim nên để phát huy hết tác dụng tác dụng của thuốc tốt nhất nên uống cả viên bằng đường uống không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở ra uống. Những thuốc được bào chế dạng này thường sẽ chứa liều cao hơn so với dạng thuốc thông thường nên sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định để tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.

Liều dùng

Liều thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, dưới đây là 1 số liều bạn có thể tham khảo:

  • Người lớn: 1viên/lần, 1-2 lần/ ngày.
  • Trẻ em trên 6 tuổi:  viên/ lần, 1-2 lần/ngày.

Tác dụng không mong muốn

Một số tác dụng ngoài ý muốn khi sử dụng thuốc như :

  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Rối loạn thần kinh thực vật nhẹ.
  • Buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy.
  • Nhức đầu.
  • Tăng oxalate niệu.
  • Thiếu máu huyết tán( gặp ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD).

Đây là một số tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc, ngoài ra bạn có thể gặp các tác dụng phụ khác. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào ngoài ý muốn báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh liều lượng dùng cho hợp lý.

Hình ảnh thuốc Venrutine
Thận trọng khi sử dụng thuốc Venrutine 500mg

Cách xử lý khi sử dụng quá liều và quên liều

Trường hợp quá liều

Trong nhiều trường hợp bệnh nhân muốn mau khỏi bệnh hoặc mau hết liều dùng đã cố ý lạm dụng thuốc dùng liều gấp đôi hoặc dùng nhiều hơn so với liều dùng bình thường nên đã dẫn đến tình trạng sử dụng quá liều thuốc dẫn đến một số biểu hiện ngoài ý muốn như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, co cứng cơ và trong một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tăng nhịp tim, buồn nôn hoặc nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách xử lý: Cần thông báo ngay cho bác sỹ về tình trạng cấp độ sử dụng quá liều để được đưa ra các biện pháp phù hợp nhất.

Hoặc một số trường hợp quá liều nhẹ thì bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thuốc lợi tiểu để tăng đào thải các thuốc ra khỏi cơ thể. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện cấp tính thì ngoài cách đào thải thuốc ra khỏi cơ thể bằng thuốc lợi tiểu bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc gây nôn, rửa dạ dày và cũng có thể sử dụng than hoạt tính hoặc thẩm tách máu( đây là một trong số những phương pháp tối ưu nên được sử dụng trong trường hợp thuốc đã vào máu)

Trường hợp quên liều

Đối với những trường hợp quên liều thì bệnh nhân có thể uống bù lại đúng liều đã quên nếu khoảng thời gian quên chưa xa hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lại cho hợp lý, tuyệt đối không được sử dụng liều gấp đôi để bù lại liều đã quên, điều này không những không thể bù đắp lại liều đã quên mà có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như tăng nguy cơ sử dụng thuốc quá liều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Tham khảo:

[Review] Spo Bio trĩ có tốt không? Cách dùng? Giá bán?

Thận trọng khi sử dụng

  • Phụ nữ có thai và cho con bú thận trọng dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trong thành phần thuốc có hàm lượng vitamin C có tính acid có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng nên thận trọng đối với những trường hợp có dấu hiệu bị loét dạ dày tá tràng.
  • Dùng liều cao có thể dẫn đến dư thừa hàm lượng vitamin C gây oxalate niệu hoặc sỏi urat.

Lưu ý khi sử dụng chung với các thuốc khác

  • Khi dùng thuốc chung với Aspirin sẽ làm giảm bài tiết Aspirin và tăng bài tiết Vitamin C trong nước tiểu.
  • Thuốc chứa hoạt chất là Fluphenazin: Vitamin C làm giảm nồng độ Fluphenazin trong huyết tương.
  • Thuốc chứa sắt: Vitamin C có thể làm tăng hấp thu sắt qua đường dạ dày- ruột.
  • Kháng sinh nhóm Quinolon: Rutin làm giảm tác dụng của kháng sinh Quinolon do ức chế cạnh tranh gắn kết trên các thụ thể DNA-gyrase.

    Hình ảnh thuốc Venrutine
    Hình ảnh thuốc Venrutine

Tương tác thuốc

Có thể gặp tương tác trong các trường hợp sử dụng thuốc – thuốc hoặc thuốc- thức ăn. Một vài tương tác thường gặp như là:

  • Quinolon có khả năng làm giảm tác dụng của Venrutine vì thế không nên dùng kết hợp 2 loại thuốc này.
  • Và để tránh những tương tác không mong muốn khi sử dụng thuốc thì chúng ta không nên vừa sử dụng thuốc vừa sử dụng các loại thức ăn có chứa thành phần là nitrat hoặc nitrit vì chúng có khả năng tạo các hợp chất có hại cho cơ thể bệnh nhân.
  • Một trong những thành phần chính của thuốc là vitamin C có tác dụng tăng hấp thu sắt qua đường tiêu hóa vì thế không nên kết hợp thuốc với các thuốc có chứa Fluphenazin, Aspirin,… vì chúng làm hạn chế các thành phần này trong huyết tương và đồng thời làm tăng sự bài tiết vitamin C ra khỏi cơ thể.

Ảnh hưởng của thuốc đến phụ nữ có thai và cho con bú

Do trong thành phần có vitamin C có thể qua nhau thai nhưng các nghiên cứu trên súc vật và trên người mang thai khi dùng vitamin C bình thường thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên khi dùng lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể dẫn đến tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh nên phụ nữ có thai cần cân nhắc thật kỹ và thận trọng dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với phụ nữ cho con bú thì chưa thấy có vấn đề gì xảy ra đối với trẻ sơ sinh tuy nhiên các bà mẹ vẫn nên cân nhắc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc cán bộ y tế.

Hình ảnh thuốc Venrutine
Hình ảnh thuốc Venrutine

Thuốc Venrutine giá bao nhiêu?

Hiện nay, trong nhiều nhà thuốc, thuốc Venrutine được bán với giá khoảng 30.000 VNĐ 1 hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên. Tùy từng nhà thuốc, giá thuốc sẽ khác nhau nhưng không đáng kể.

Mua thuốc Venrutine ở đâu?

Thuốc Venrutine của Công ty liên doanh BV Pharma- Việt Nam hiện đang được bán tại rất nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, bạn nên đến trực tiếp các nhà thuốc, hiệu thuốc đó để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh cũng như liều lượng sử dụng thuốc thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt mua trên website của các nhà thuốc uy tín, tránh mua sản phẩm trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,…

Xem thêm:

[Review] Tiêu Trĩ An có tốt không? Bán ở đâu? Giá bao nhiêu?

 

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn