itppharma.com – Bệnh viêm niệu đạo thông thường không được phát hiện sớm bởi người bệnh không nhận biết rõ ràng các triệu chứng của bệnh. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề sinh sản ở nam và nữ giới. Bài viết dưới đây, nhà thuốc ITP Pharma sẽ giới thiệu đến bạn đọc nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp chữa trị bệnh viêm niệu đạo một cách hiệu quả.
1, Viêm niệu đạo là gì?
Niệu đạo là bộ phận nối liền với bàng quang, có nhiệm vụ dẫn nước tiểu trong đường tiết niệu. Đây cũng là con đường xuất tinh ra bên ngoài ở nam giới. Viêm niệu đạo là tình trạng bệnh lý về đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn. Viêm niệu đạo có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên ở nam giới thường ít bị viêm nhiễm hơn ở nữ giới bởi đường tiết niệu dài hơn và cách xa hậu môn, lỗ tiểu.
2, Nguyên nhân dẫn đến viêm niệu đạo
Những nguyên nhân chính và hay gặp đối với bệnh nhân bị viêm niệu đạo như sau:
- Vệ sinh cơ thể không đảm bảo sạch sẽ: Do sử dụng một số sản phẩm không đạt chuẩn, nước ô nhiễm hoặc thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục qua loa. Đặc biệt ở nam giới, vấn đề vệ sinh bộ phận sinh dục thường không được kĩ càng. Chính vì thế, tỷ lệ nam giới mắc chứng viêm niệu đạo ngày càng tăng cao.
- Nhịn tiểu trong thời gian dài: Đây là hành động gây hại đến sức khỏe kể cả nam và nữ. Nhịn tiểu khiến cho nước tiểu bị ứ đọng, tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong cơ thể.
- Quan hệ nam nữ không an toàn: Là một trong những nguyên nhân chính gây viêm niệu đạo. Nếu đã quan hệ tình dục với bạn tình bị mắc bệnh do vi khuẩn lậu, giang mai thì khả năng viêm niệu đạo càng cao.
- Do tác động cơ học: Khi phẫu thuật cần thực hiện một vài thủ thuật nhỏ như nội soi, thăm khám bàng quang, nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu. Tuy nhiên do yếu tố khách quan, dụng cụ không đảm bảo yếu tố vô trùng.
- Uống không đủ lượng nước mỗi ngày hoặc uống các sản phẩm khác thay nước.
- Nguyên nhân khác: Ở nam giới, vấn đề bao quy đầu bị hẹp hay quá dài cũng là yếu tố tác động dẫn đến viêm nhiễm.
3, Triệu chứng khi mắc viêm niệu đạo
Để chẩn đoán và chữa trị viêm nhiễm niệu đạo kịp thời, người bệnh cần phát hiện bệnh nhờ những triệu chứng khác thường ở nam và nữ giới:
3.1, Viêm niệu đạo ở nam giới
Thông thường, ở nam giới mắc viêm niệu đạo hầu hết là do viêm nhiễm từ vi khuẩn E.coli, tụ cầu, lậu cầu, vi nấm. Biểu hiện khi viêm niệu đạo ở nam giới thường là đau khi quan hệ tình dục, đau hoặc ngứa rát đường tiểu tiện hoặc có thể gây bí tiểu. Ngoài ra hiếm gặp một số trường hợp như có máu, có chất nhầy dịch bất thường tiết ra từ dương vật, sưng, viêm đỏ bao quy đầu.
3.2, Viêm niệu đạo ở nữ giới
Những triệu chứng dẫn đến viêm niệu đạo ở nữ giới dễ phát hiện hơn, bao gồm:
- Đi tiểu ít, có cảm giác đau, nước tiểu có lẫn dịch hoặc mủ.
- Ngứa ngáy, khó chịu vùng kín.
- Đau thắt lưng trong thời gian quan hệ.
- Đôi khi có mùi hôi bất thường ở vùng kín.
4, Phương pháp điều trị viêm niệu đạo
4.1, Điều trị viêm niệu đạo với thuốc đúng cách
Viêm niệu đạo có thể dễ dàng điều trị với thuốc kháng sinh kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Chính vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng về biến chứng hay di căn trầm trọng hơn khi được chẩn đoán viêm niệu đạo. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân theo mọi hướng dẫn chữa trị của bác sĩ để việc chữa bệnh đạt hiệu quả tối ưu.
Đối với người bị viêm niệu đạo lây qua đường tình dục được khuyến cáo khám bệnh và tầm soát, điều trị với cả người bạn tình đó. Thời gian sử dụng thuốc điều trị cần hạn chế quan hệ tình dục để tránh viêm nhiễm nặng hơn. Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng khi điều trị viêm niệu đạo do nhiễm khuẩn, do lậu cầu ở cả nam và nữ:
- Liều uống dùng trong 7 ngày, mỗi ngày một viên: Thuốc Doxycycline, thuốc Tetracycline,…
- Điều trị bằng cách tiêm bắp liều duy nhất tiêu diệt lậu cầu: Spectinomycin 2, Ceftriaxone 250mg,….
4.2, Chữa viêm niệu đạo hiệu quả tại nhà bằng phương pháp dân gian
Ngoài việc điều trị viêm niệu đạo với thuốc kháng sinh, nhiều bệnh nhân đã tìm kiếm các phương pháp dân gian truyền thống để tự chữa trị tại nhà. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời, mang tính chất hỗ trợ và hiệu dụng với người có triệu chứng nhẹ. Vì thế, người bệnh không nên lạm dụng hay phụ thuộc vào phương pháp này, tránh gây hậu quả khôn lường.
Chữa viêm niệu đạo với tỏi
Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc trong y học cổ truyền và trong ẩm thực Việt Nam. Tỏi được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề bệnh lý thông thường. Nguyên liệu này cũng được nhiều người áp dụng để chữa viêm niệu đạo. Thành phần trong tỏi có chứa nhiều tinh dầu và các chất có lợi như allicin, phytonxite, glycogen,… có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn hiệu quả.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 5 tép tỏi sống, rửa sạch và lột vỏ.
- Sau đó để khô tự nhiên và thái lát mỏng.
- Dùng ăn trực tiếp trong ngày. Duy trì trong 7 – 10 ngày để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
- Có thể kết hợp với nhiều món ăn nếu không thể ăn tỏi sống.
Trị viêm niệu đạo với lá trầu không
Lá trầu không có thành phần chứa polyphenol với hàm lượng lớn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm men, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương ở niệu đạo. Đây là loại thảo dược từ thiên nhiên khá lành tình, được chị em phụ nữ truyền tai nhau như một biện pháp hữu hiệu.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị lá trầu không rửa sạch với nước, có thể vò nát nhẹ
- Đun 1 lít nước sôi, sau đó cho lá trầu vào đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
- Đợi nước nguội bớt và dùng để vệ sinh bộ phận sinh dục mỗi ngày.
Ngăn ngừa dấu hiệu viêm niệu đạo với muối tinh
Muối tinh hay còn được gọi là muối sạch được sử dụng rộng rãi trong môi trường y tế. Với tác dụng kháng khuẩn, diệt trùng mạnh mẽ, muối tinh là biện pháp đơn giản, nhanh chóng giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo.
Các bước thực hiện:
- Đun sôi nước tinh khiết, sau đó để nguội bớt.
- Thêm một lượng nhỏ muối tinh vừa đủ và hòa tan vào nước.
- Sử dụng nước muối loãng để vệ sinh cơ thể.
- Sau đó rửa lại với nước sạch.
- Duy trì thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần để hạn chế tình trạng viêm nhiễm niệu đạo.
Các phương pháp dân gian trị viêm niệu đạo chỉ mang tính chất kết hợp, hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn thuốc tây y chữa bệnh. Vì thế bệnh nhân không nên lạm dụng và phụ thuộc vào phương pháp này.
5, Một số câu hỏi thường gặp khi mắc viêm niệu đạo
Khi mắc viêm niệu đạo, bệnh nhân thường cảm thấy lo lắng không biết nên xử trí thế nào và có nhiều thắc mắc. Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp trong trường hợp bị viêm niệu đạo.
5.1, Viêm niệu đạo có tự khỏi không?
Viêm niệu đạo sẽ không tự khỏi nếu người bệnh không phát hiện và chữa trị kịp thời. Bởi khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm niệu đạo, bác sĩ cần tìm rõ nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn quá trình điều trị phù hợp. Vì thế, người bệnh không nên tự ý mua thuốc và tự điều trị bệnh.
5.2, Viêm niệu đạo có gây nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo nếu không được điều trị đúng cách và nhanh chóng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan sinh sản ở nam và nữ. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ có nguy cơ lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể như: lỗ tiểu, đường tiết niệu, bàng quang, thận, niệu quản… Không chỉ vậy, bệnh còn có nguy cơ bị nhiễm trùng máu, hẹp tuyến tiền liệt gây nguy hiểm đến tính mạng.
5.3, Chẩn đoán viêm niệu đạo bằng cách nào ?
Để kiểm tra, tầm soát viêm niệu đạo, có thể thực hiện chẩn đoán bằng cách làm một số xét nghiệm và kiểm tra như:
- Khám tầm soát vùng bụng, thắt lưng, bộ phận sinh dục, ống tiểu.
- Xét nghiệm nước tiểu tìm nguyên nhân, vi khuẩn gây bệnh.
- Kiểm tra dịch nhầy bất thường tiết ra từ niệu đạo.
- Đối với người bệnh nghi ngờ nhiễm HIV/AIDS cần làm thêm xét nghiệm máu để có phương án điều trị đúng cách.
6, Lưu ý cần thiết khi mắc viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của mỗi người. Chính vì thế, người bệnh cần lưu ý một số điều cần thiết khi phát hiện viêm niệu đạo cần thiết như sau:
- Tuân theo chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa để mang lại hiệu quả rõ rệt nhất.
- Cung cấp đủ 1 – 1,5 lít nước mỗi ngày bàng quang được bài tiết đều đặn. Đây là việc làm khá quan trọng đối với những người phát hiện mắc viêm niệu đạo. Bổ sung nước sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, vi nấm còn sót lại trong đường tiết niệu.
- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch trong cơ thể thường xuyên: Việc kết hợp một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất và không thể thiếu. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như bia, rượu, cà phê, trà xanh. Tập thể dục thể thao đều đặn và nghỉ ngơi đúng giờ.
- Vệ sinh cơ thể đúng cách, sạch sẽ: Làm sạch cơ thể mỗi ngày, đặc biệt đối với bộ phận sinh dục là việc làm thiết yếu, giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa khả năng viêm nhiễm.
- Tránh sử dụng chung đồ lót, khăn tắm, dụng cụ cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo với người bệnh.
- Không mặc đồ lót quá chật khiến vùng kín bị ẩm ướt, đổ mồ hôi, môi trường này là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật, vi khuẩn nấm phát triển mạnh mẽ. Nên lựa chọn các sản phẩm mặc thoải mái, thông thoáng, có chất liệu đảm bảo an toàn.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn: Thời gian điều trị viêm niệu đạo, người bệnh nên hạn chế quan hệ tình dục để đảm bảo việc điều trị đạt kết quả tối ưu nhất. Cần sử dụng biện pháp an toàn để hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.
Nhà thuốc ITP Pharma cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm niệu đạo. Hy vọng bài viết này hữu ích với mọi người!