Thuốc Vinafolin là thuốc gì, tác dụng, giá bao nhiêu?

Ngày viết:
Hình ảnh thuốc Vinafolin
Hình ảnh thuốc Vinafolin
4.7/5 - (3 bình chọn)

 

Mãn kinh là thời kì gây ra rất nhiều phiền toái trong tâm sinh lý cũng như sức khỏe của người phụ nữ do sự thiếu hụt Estrogen nội sinh. Vậy sản phẩm nào tốt nhất trong giai đoạn này? Hãy cùng Itppharma tìm hiểu thuốc Vinafolin.

Vinafolin là thuốc gì?

Bước vào giai đoạn mãn kinh, chị em phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, điển hình là rối loạn vận mạch và rối loạn tâm lý. Đây là giai đoạn đánh dấu sự ngừng sản xuất Estrogen của buồng trứng. Do đó Vinafolin được sử dụng nhằm bổ sung Estrogen – một Estrogen có hoạt lực mạnh và phổ biến nhất cho cơ thể. Chính vì thế, Vinafolin được xem một trong những liệu pháp thay thế hormone cho phụ nữ ở giai đoạn này.

Vinafolin được nghiên cứu và bào chế bởi Công Ty Dược phẩm Ba Đình với thành phần chính là Ethinyl Estradiol 0,05mg. Số đăng ký thuốc: VD-20333-13.

Vinafolin có công dụng gì?

Estrogen được ví là nguồn “ nhựa sống” của phái đẹp bởi nó có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, sắc đẹp và tâm sinh lý. Dù là ở độ tuổi nào, không chỉ riêng độ tiền mãn kinh, tình trạng thiếu hụt Estrogen đều có thể xảy ra. Sự thiếu hụt Estrogen sẽ làm tâm lý thay đổi thất thường như dễ nổi nóng, cáu gắt, khó chịu. Ngoài ra còn có các biểu hiện rối loạn vận mạch như đổ mồ hôi, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ,… và đặc biệt nguy cơ loãng xương cà mắc các bệnh về tim mạch.

Vì vậy, Vinafolin có vai trò thay thế Estrogen nội sinh điều trị rối loạn vận mạch và tâm lý:

  • Điều trị chứng mất ngủ, vã mồ hôi đêm, cải thiện sức khỏe, tăng ham muốn.
  • Cải thiện tình trạng cáu gắt, nổi nóng,…
  • Dự phòng nguy cơ loãng xương.
  • Đẩy lùi lão hóa: nám, sạm da, vết chân chim, …

Trong một số trường hợp, sử dụng Vinafolin có tác dụng làm giảm tiết sữa, tiêu sữa. Do đó, đây cũng là sản phẩm có thể sử dụng cho các mẹ bỉm muốn cai sữa cho con.

Hình ảnh thuốc Vinafolin
Hình ảnh thuốc Vinafolin

Thành phần của Vinafolin có tác dụng gì?

  • Ethinylestradiol: 0,05 mg
  • Tá dược: Magnesi stearat, Avicel, Povidon K30, Lactose, Sodium starch glycolate: vừa đủ 01 viên.

Ethinylestradiol (EE) thường được biết đến là thành phần của thuốc tránh thai kết hợp với progestin có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng cũng như cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra, nó còn là thành phần của liệu pháp thay thế hormone ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Nhằm làm giảm các triệu chứng vận mạch và rối loạn tâm lý và dự phòng loãng xương cho các chị em độ tuổi mãn kinh. Các triệu chứng phổ biến như là đổ mồ hôi, bốc hỏa, mất ngủ, giảm ham muốn.

Chỉ định

Vinafolin được chỉ định với những đối tượng như sau:

  • Phụ nữ có các biểu hiện như bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục.
  •  Phụ nữ hay mệt mỏi, dễ gắt gỏng trong giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh.
  •  Phụ nữ suy giảm chức năng buồng trứng, thiếu hụt Estrogen.

Chống chỉ định

Chống chỉ định Vinafolin ở những đối tượng sau:

  • Những ai mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Ethinyl Estradiol có tác dụng kích thích sản xuất oxytocin gây co thắt tử cung, do đó chống chỉ định trong trường hợp mang thai.
  • Chống chỉ định với bệnh nhân chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, nguy cơ huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Không sử dụng thuốc Vinafolin trên bệnh nhân được chẩn đoán Carcinom vú.

Hướng dẫn sử dụng Vinafolin

Vinafolin được sử dụng bằng đường uống, tuy nhiên quy định về liều lượng sẽ khác nhau tùy thuộc tình trạng bệnh và từng đối tượng khác nhau. Thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo, để hiệu quả điều trị đạt tốt nhất bạn nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

  • Phụ nữ thời kỳ mãn kinh có các triệu chứng của rối loạn vận mạch và tâm lý: chỉ định không quá 0,5mg/liều/ngày, riêng một số trường hợp đáp ứng tốt với liều thấp thì nên sử dụng 0,2mg/ 2 lần/ngày.
  • Phụ nữ thiểu năng tuyến sinh dục, giảm sản xuất Estrogen: sử dụng ngày 3 lần, mỗi lần một viên sau khi ăn. Sau khoảng 3-6 tháng cần theo dõi sự tiến triển để thay đổi liều lượng và thuốc phù hợp.

Bên cạnh đó để tăng hiệu quả của thuốc Vinafolin bạn cần có chế độ ăn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.

Hình ảnh thuốc Vinafolin
Hình ảnh thuốc Vinafolin

Cách xử trí khi quên liều hoặc quá liều

  •  Khi quên liều cần uống sớm nhất có thể sau khi quên, nếu đã quá gần với thời gian của liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên, tuyệt đối không được phép uống gấp đôi liều tiếp theo để bù lại liều đã quên.
  • Với trường hợp quá liều mặc dù ít khi xảy ra, cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân, nếu xuất hiện các triệu chứng lạ cần đưa ngay đến cơ sở y tế áp dụng các biện pháp như gây nôn, rửa dạ dày, truyền tĩnh mạch huyết tương, …

Lưu ý khi sử dụng thuốc Vinafolin

  • Đây là thuốc kê đơn, do đó phải thăm khám và được sự cho phép của bác sĩ điều trị mới được sử dụng thuốc Vinafolin. Tuyệt đối tuân thủ liều lượng của bác sĩ, không được tự ý tăng liều. Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải các triệu chứng bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí,điều trị kịp thời.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng Ethinylestradiol bởi thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và sữa mẹ có thể gây quái thai cũng như tác dụng không mong muốn lên trẻ nhỏ.
  • Không sử dụng bia, rượu, đồ uống có cồn, thuốc là trong quá trình đsử dụng thuốc cũng như sau khi điều trị xong.
  • Cần bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất thông qua thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm cho cơ thể. Do Ethinylestradiol có thể làm thiếu hụt các vitamin như B6, B12, vitamin C, kẽm, sắt, …
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời và để xa tầm tay của trẻ nhỏ.

Vinafolin có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Vinafolin hiện đang có bán tại hầu hết nhà thuốc tư nhân, bệnh viện trên toàn quốc với giá bán khoảng 25.000 đồng/hộp 1 vỉ 10 viên. Tuy nhiên, tùy từng nơi bán, từng thời điểm khác nhau do đó mức giá có thể thấp hoặc cao hơn nhưng không quá nhiều so với mức giá trên.

Hình ảnh thuốc Vinafolin
Hình ảnh thuốc Vinafolin

Tác dụng không mong muốn

Trong quá trình sử dụng, thuốc Vinafolin có thể gây nên một số tác dụng phụ như sau:

  • Thường gặp: buồn nôn, chán ăn, chướng bụng, vú to, đau vú.
  • Ít gặp: tiêu chảy, rong kinh, vô kinh; kích ứng da, nám da, sạm da; tăng huyết áp.

Tương tác thuốc

  •  Paracetamol có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu của thuốc Vinafolin tại ruột đến 20% khi phối hợp hai thuốc này. Tuy nhiên, Vinafolin lại tác động rút ngắn thời gian thanh thải của Paracetamol do đó làm giảm tác dụng của Paracetamol.
  • Thận trọng khi sử dụng Ethinylestradiol trên bệnh nhân điều trị HIV có sử dụng Zidovudin.
  •   Theo một số báo cáo, trên các bệnh nhân điều trị trầm cảm bằng  Imipramine, Estrogen có thể làm giảm tác dụng cũng như làm tăng độc tính của Imipramine.
  •  Kháng sinh Rifampicin có tác dụng kích thích tính cảm ứng enzym tiểu thể gan làm tăng chuyển hóa Ethinylestradiol thành dạng mất hoạt tính, làm giảm tác dụng.

Dược động học

Sinh khả dụng bằng đường uống của thuốc Vinafolin đạt 51-60% và có thể đạt cao hơn khi sử dụng đồng thời với thuốc tránh thai. Sau khi vào cơ thể Ethinylestradiol

được chuyển hóa pha 2 tạo thành este tương ứng không còn hoạt tính. Trong máu, có đến 95-98% gắn với protein huyết tương mà chủ yếu là albumin. Theo một số công bố, thời gian bán thải của thuốc là 13-27 giờ, độ thanh thải chậm và chủ yếu được đào thải qua phân.

Xem thêm:
[Review] Thuốc tránh thai hàng ngày loại nào tốt? Có tác dụng phụ không?

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn