Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Philduocet – Thuốc giảm đau do chấn thương nặng, đau sau phẫu thuật

Thuốc Philduocet – Thuốc giảm đau do chấn thương nặng, đau sau phẫu thuật

(1 đánh giá của khách hàng)

750.000

Danh mục: Thương hiệu:

Mô tả

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau, một số loại được biết đến nhiều như: paracetamol, các thuốc nhóm NSAIDS khác… Có nhiều thuốc giảm đau có sự kết hợp của paracetamol và các hoạt chất khác. Hôm nay, Nhà thuốc online ITP Pharma sẽ giới thiệu đến các bạn loại thuốc giảm đau Philduocet.

1, Thuốc Philduocet là gì?

Thuốc Philduocet được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim ( hộp 10 vỉ, 10 viên/vỉ) bởi công ty Samchundang Pharm Co.,Ltd – Hàn Quốc.

Thành phần của thuốc gồm paracetamol ( 325mg) và tramadol ( 37,5mg) nên thuốc có tác dụng giảm đau.

SĐK: VN-11264-10.

2, Công dụng của thuốc Philduocet

Do có 2 thành phần chính là Paracetamol và Tramadol nên công dụng chính của Philduocet là giảm đau mạnh.

Thành phần Paracetamol có công dụng giảm đau, hạ sốt nhưng không có tác dụng chống viêm, không làm giảm số lượng tiểu cầu như aspirin.

Thành phần Tramadol cũng có tác dụng giảm đau giống như Paracetamol nhưng ở mức độ mạnh hơn.

Thuốc Philduocet là sự kết hợp của Paracetamol và Tramadol
Thuốc Philduocet là sự kết hợp của Paracetamol và Tramadol

3, Chỉ định

Philduocet thường được chỉ định cho những bệnh nhân có cơn đau từ vừa đến nặng, đau do chấn thương, sau phẫu thuật.

4, Thành phần Paracetamol và Tramadol có tác dụng gì?

Paracetamol: giảm đau hạ sốt. Paracetamol tác động lên vùng dưới đồi làm giảm nhiệt ở người sốt nhưng không gây hạ nhiệt ở người bình thường khác.

Tramadol: đem đến tác dụng giảm đau mạnh hơn so với Paracetamol. Tramadol hay được sử dụng trong những trường hợp đau vừa đến nặng, đau do chấn thương, sau phẫu thuật.

5, Cách sử dụng thuốc Philduocet

5.1, Liều dùng

– Đối với người trưởng thành và trẻ em > 12 tuổi: liều dùng tối đa 4-6 viên/ngày mỗi lần 1-2 viên, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ

– Đối với người già: liều dùng giống người trưởng thành

– Đối với trẻ em (<12 tuổi): chưa có nghiên cứu trên đối tượng này

5.2, Cách dùng: do thức ăn không có ảnh hưởng gì đến thuốc nên có thể sử dụng thuốc không cần phụ thuộc vào bữa ăn. Uống thuốc với nhiều nước.

6, Thuốc Philduocet có sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú hay không?

Do tác động của Philduocet với thai nhi và trẻ nhỏ chưa được nghiên cứu rõ ràng nên tránh sử dụng thuốc đối với các đối tượng này.

Thuốc có thể được bài tiết qua sữa mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc với những phụ nữ đang cho con bú. Nếu thực sự cần dùng thì nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ điều trị.

7, Thuốc Philduocet có giá bao nhiêu?

Giá thuốc có thể khác nhau ở các khu vực hay cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh khác nhau. Giá 1 hộp Philduocet ( 10 vỉ x 10 viên) dao động trong khoảng từ 750,000 đến 800,000 VNĐ. LIên hệ với nhà thuốc, cơ sở y tế uy tín để biết thêm thông tin.

8, Thuốc Philduocet có thể mua ở đâu?

Hiện nay trên thị trường người mua có thể tìm thấy Philduocet ở rất nơi: ở các chợ thuốc, các cơ sở y tế, các cửa hàng thuốc, các web bán thuốc online,…Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở có uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Nhà thuốc ITP Pharma luôn tự tin cung cấp những sản phẩm thuốc uy tín chất lượng đến người tiêu dùng.

9, Chống chỉ định

– Không sử dụng thuốc đối với những người có tiền sử dị ứng Paracetamol và Tramadol

– Tránh sử dụng đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú

– Chống chỉ định đối với những người đang sử dụng IMAO.

– Không sử dụng chung với các thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương

– Không uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc

– Hạn chế sử dụng đối những người có bệnh tim, phổi, thận, gan.

Thuốc Philduocet chống chỉ định với trường hợp nào
Thuốc Philduocet chống chỉ định với trường hợp nào

10, Tác dụng phụ của thuốc Philduocet

– Thường gặp:

  • Hệ thần kinh: có thể gặp các cơn đau đầu, chóng  mặt, hoa mắt.
  • Hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, khó chịu,..

– Ngoài ra còn có một số các triệu chứng khác xảy ra ít thường xuyên, hiếm gặp hơn:

  • Tác động trên toàn cơ thể: mệt mỏi, suy nhược
  • Trên da: phát ban, chảy nhiều mồ hôi, ngứa,..

– Hiếm gặp các triệu chứng như ù tai, rối loạn tiểu tiện,…

11, Lưu ý khi sử dụng

  • Không dùng quá liều cho phép
  • Không sử dụng thuốc Philduocet cùng với các loại thuốc khác có cùng thành phần Tramadol và Paracetamol
  • Đối với những bệnh nhân suy thận ( độ thanh thải Creatinin < 30ml/phút) không sử dụng nhiều hơn 2 viên trong nửa ngày
  • Đối với những bệnh nhân suy gan nặng thì nên thận trọng trong tính toán liều.
  • Đối với các bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu mãn tính thì dễ gây độc trên gan khi sử dụng thuốc.
  • Cần chú ý khi sử dụng chung với các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương như: opioid, thuốc tê, thuốc gây ngủ, thuốc an thần,…

12, Dược động học

Paracetamol được hấp thu nhanh hơn qua đường uống nhưng có thời gian bán thải ngắn hơn so với Tramadol.

Sau khi uống 1 viên thuốc Philduocet thì sau 1,8 giờ Tramadol đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương với tỷ lệ (-)/(+) là 55,5/64,3 ng/ml ( do Tramadol tồn tại ở dạng hỗn hợp racemic), còn đối với Paracetamol là sau 0,9 giờ – 4,2 ng/ml.

Thời gian bán thải của Tramadol là 5,1 đối với (+)-Tramadol, 4,7 đối với (-)-Tramadol. Thời gian bán thải của paracetamol là 2,5 giờ.  Thuốc và các sản phẩm chuyển hóa được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu

13, Tương tác thuốc

  • Đối với carbamazepin: khi dùng cùng thi carbamazepin sẽ làm tăng chuyển hóa Tramadol dẫn đến làm giảm tác dụng giảm đau.
  • Đối với các thuốc ức chế MAO và ức chế hấp thu serotonin: khi dùng cùng với Philduocet sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn như: co giật,…
  • Đối với các chất nhóm Warfarin: theo nguyên tắc y tế, đã ghi nhận chỉ số INR (chỉ số bình thường quốc tế) tăng ở một số bệnh nhân khi dùng đồng thời các thuốc này. Vì vậy, cần kiểm tra đánh giá thời gian đông máu định kỳ.
  • Đối với quinidin: khi dùng cùng làm tăng hàm lượng Tramadol trong huyết tương dễ dẫn đến ngộ độc, cần thận trọng trong tính toán liều khi dùng chung các thuốc này.
  • Đối với các chất ức chế CYP2D6: khi dùng chung có thể làm giảm chuyển hóa Tramadol.
  • Đối với các loại thuốc khác: chưa có dữ liệu nghiên cứu.
Cơ chế gây tương tác thuốc của thành phần Paracetamol trong thuốc Philduocet
Cơ chế gây tương tác thuốc của thành phần Paracetamol trong thuốc Philduocet

14, Xử trí quá liều, quên liều thuốc

14.1, Quá liều: Trong trường hợp quá liều xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm cần đưa đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời

  • Việc dùng thuốc quá liều sẽ dẫn đến các triệu chứng là các biểu hiện của việc ngộ độc Paracetamol và Tramadol
  •  Quá liều Paracetamol: đối với một số bệnh nhân khi quá liều Paracetamol sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trên gan. Những dấu hiệu ngộ độc sẽ xuất hiện sau 2-3 ngày với các triệu chứng như: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó chịu, nhợt nhạt, …
  •  Quá liều Tramadol: có thể dẫn đến những triệu chứng như: khó thở, suy hô hấp, co giật, hôn mê, thậm chí tim ngừng đập và tử vong

14.2, Quên liều: nếu nhớ ra sau 1-2 giờ thì uống ngay liều đó. Nếu gần với liều tiếp theo thì bỏ qua và tuyệt đối không được gộp liều.

Xem thêm một số thuốc giảm đau khác:

Mofen 400 – Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm

Califarco – Thuốc giảm đau, hạ sốt

1 đánh giá cho Thuốc Philduocet – Thuốc giảm đau do chấn thương nặng, đau sau phẫu thuật

  1. thương

    Dùng thuốc Philduocet giảm đau sau phẫu thuật hiệu quả

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới