[Bác sĩ tư vấn] Bị trĩ nên ăn uống như thế nào để nhanh khỏi?

Ngày viết:
Bị trĩ nên ăn gì?
Bị trĩ nên ăn gì?
Đánh giá post

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi, người bệnh cần chú ý đến cả những loại đồ ăn nên hay không nên ăn khi bị bệnh trĩ để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ và làm nhanh khỏi bệnh. Trong bài viết này, ITP Pharma xin chia sẻ tới các bạn 1 số loại thực phẩm dành cho người bệnh trĩ.

Trĩ là tình trạng căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng do phải chịu áp lực heo trong thời gian dài khiến máu ở trực tràng, hậu môn không lưu thông được, từ đó hình thành búi trĩ. Các búi trĩ to dần, sa ra ngoài gây nhiều triệu chứng khó chịu như đau, rát, ngứa ngáy, chảy máu, khó đi ngoài, trường hợp nặng còn gây nhiễm trùng, viêm ở hậu môn làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và công việc.

Cần phát hiện sớm trĩ để tránh dẫn đến mức độ nặng gây khó chịu cho người bệnh, cho việc chữa trị và nguy cơ tái phát trĩ.

Vậy khi bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Uống nhiều nước lọc

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để các quá trình chuyển hóa trong cơ thể được diễn ra bình thường, giúp làm mềm phân, giảm tình trạng phân rắn gây khó khăn và cảm giác sợ khi đi đại tiện. Ngoài ra cũng nên uống các loại nước như nước rau củ như nước ép rau má, hay nước ép cà rốt; nước ép từ trái cây,…do có thể bổ sung thêm nhiều loại vitamin, bôi trơn đường tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng táo bón, giảm sưng đau, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

Uống nước đầy đủ hàng ngày rất tốt cho sức khỏe
Uống nước đầy đủ hàng ngày rất tốt cho sức khỏe

Các loại thức ăn có tính nhuận tràng

Các thức ăn có tính nhuận tràng có thể kể đến như rau xanh: rau đay, rau mồng tơi; rau củ như khoai lang, củ cải đường; hoa quả như chuối,..

Thức ăn có tính nhuận tràng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hoạt động hấp thu và đào thải diễn ra dễ dàng hơn. Qua đó làm giảm triệu chứng bệnh, giảm đau đớn khi đi ngoài.

Các loại thức ăn nhuận tràng
Các loại thức ăn nhuận tràng

Thức ăn nhiều chất xơ

Chất xơ có vai trò giữ nước trong đường ruột, giúp phân mềm và dễ đào thải ra ngoài. Do đó, chất xơ làm giảm nguy cơ bị táo bón, giảm tình trạng trĩ. Vì có vai trò quan trọng nên dù không bị trĩ hay táo bón, chúng ta cũng nên thường xuyên bổ sung chất xơ để việc đi ngoài dễ dàng hơn, tránh tình trạng phân rắn gây khó khăn và đau đớn khi đi ngoài.

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ rất dễ tìm thấy như: ngũ cốc, cà rốt, súp lơ, bắp cải, bí ngô, táo, lê…

Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ

Sử dụng loại dầu ăn có lợi cho sức khỏe

Do các loại dầu ăn như dầu cá, dầu oliu, dầu lanh,… tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa nên có thể cho thêm một chút khi chế biến món ăn, khi ăn súp hoặc cháo.

Dầu ăn có lợi cho sức khỏe
Dầu ăn có lợi cho sức khỏe

Ăn thức ăn chứa nhiều sắt

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do chảy máu khi đi đại tiện trong thời gian dài, người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, bao gồm: cá ngừ, mận, cua hấp, mơ khô, hạt điều,…

Thực phẩm chứa nhiều sắt
Thực phẩm chứa nhiều sắt

Thực phẩm chứa nhiều magie

Magie giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón nên cần thiết phải bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa magie.

Các loại thực phẩm chứa nhiều magie có thể nhắc đến như yến mạch, rau chân vịt, bơ lạc, nho khô…

Thực phẩm chứa nhiều Magie
Thực phẩm chứa nhiều Magie

Một số món ăn dành cho người bị bệnh trĩ

Dưới đây là một vài gợi ý cách chế biến món ăn có thể áp dụng cho người bị trĩ giúp nhanh chóng khỏi bệnh:

Chè nhân sâm hạt sen giúp nhuận tràng

Nguyên liệu gồm: hạt sen 15g, nhân sâm trắng 10g và đường phèn 30g.

Cách làm: cho hạt sen (đã bỏ tâm sen) và nhân sâm vào bát, ngâm trong lượng nước vừa đủ cho nở, thêm đường phèn rồi hấp trong khoảng 1 tiếng đồng hồ là dùng được. Có thể ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để tăng tác dụng. Duy trì trong khoảng từ 3-5 ngày.

Tác dụng: thanh mát cơ thể, bổ sung chất dinh dưỡng giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón hiệu quả

Chè nhân sâm hạt sen
Chè nhân sâm hạt sen

Canh rau đay cua đồng

Nguyên liệu: cua đồng, rau đay.

Cách làm: rửa sạch cua, tách riêng phần gạch cua, phần thịt đem giã nhuyễn rồi thêm ít muối, hòa phần thịt cua vào với nước rồi lọc bỏ bã cua. Còn rau đay thì nhặt phần lá và ngọn non rồi đem rửa sạch. Đun sôi phần nước cua và gạch rồi cho rau đay vào, thêm gia vị vừa phải.

Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc cơ thể và giúp nhuận tràng.

Canh rau đay cua đồng
Canh rau đay cua đồng

Mộc nhĩ kết hợp táo đỏ – xua tan bệnh trĩ

Nguyên liệu: 20 quả táo đỏ, 15g mộc nhĩ đen.

Cách làm: cho táo đỏ và mộc nhĩ đen vào nồi, thêm nước vừa đủ ngập, nấu chín. Nên dùng thường xuyên mỗi ngày một lần.

Tác dụng: dưỡng huyết, cầm máu, giảm tình trạng sưng tấy tốt.

Táo đỏ kết hợp với mộc nhĩ
Táo đỏ kết hợp với mộc nhĩ

Hoa hòe nhồi tràng heo dành cho người bệnh trĩ

Nguyên liệu: đại tràng heo, hoa hòe.

Cách làm: rửa sạch đại tràng heo, nhồi hoa hòe vào rồi buộc chặt hai đầu. Cho vào nồi và thêm gia vị, luộc chín vừa phải. Nên ăn 1 lần mỗi ngày và duy trì trong vòng 1 tuần.

Tác dụng: thanh nhiệt, cầm máu hiệu quả.

Hoa hòe nhồi tràng heo
Hoa hòe nhồi tràng heo

Canh mướp hương với thịt bằm là một món ăn rất phổ biến ở Việt Nam

Nguyên liệu: thịt heo, mướp.

Cách làm: trước tiên cần băm nhỏ thịt heo rồi ướp với gia vị; mướp gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng. Xào thịt chín rồi thêm nước. Khi sôi thì tiếp tục thêm mướp, thêm gia vị vừa phải.

Tác dụng: giúp thanh nhiệt cơ thể và nhuận tràng, do đó điều trị bệnh trĩ khá hiệu quả.

Canh mướp hương với thịt bằm
Canh mướp hương với thịt bằm

Bệnh nhân mới phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì để hồi phục cơ thể tốt?

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Hà, chuyên Khoa Nội – Tổng hợp chia sẻ: “Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng. Việc sống vội gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Thực tế cho thấy cứ 10 ca mắc bệnh trĩ thì có đến 2-3 ca bệnh nặng và cần phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật vẫn có khả năng tái phát trĩ bất cứ lúc nào nếu người bệnh không có chế độ sinh hoạt thích hợp.”

Sau khi cắt trĩ cần bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý do vùng da ở hậu môn bị tổn thương. Để tránh làm nặng thêm các tổn thương, nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật thì người bệnh cần ăn những loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng dễ tiêu hóa, hạn chế táo bón.

ITP Pharma xin chia sẻ tới các bạn 1 số món ăn phù hợp sau khi phẫu thuật cắt trĩ sau:

Cháo thịt băm

Đây là một món ăn dễ nấu, dễ ăn và hương vị thơm ngon, phổ biến.

Nguyên liệu: thịt nạc heo 100g, gạo trắng 300g, ½ củ cà rốt, hàng và gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: vo sạch gạo rồi để ráo nước. Cho gạo vào nồi, thêm nước rồi nấu nhừ đến khi thấy hạt gạo bung đều. Về phần thịt heo: băm nhuyễn, ướp gia vị cho vừa và để 15’ cho gia vị ngấm vào thịt, sau đó cho vào nồi. Cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ thành hạt lựu rồi cho vào nồi. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, đợi đến khi thịt chín thì tắt bếp.

Cháo thịt bằm
Cháo thịt bằm

Súp trứng

Nguyên liệu: 15-20g bột ngô, 3 quả trứng gà, hành, gia vị.

Cách làm: đun nước hầm xương (hoặc nước gà, nếu không có thì có thể dùng nước lọc) đến khi sôi thì vặn nhỏ bếp. Cho bột ngô vào bát, thêm nước lạnh rồi khuấy đều cho bột ngô hơi sệt là được. Tiếp theo cho hỗn hợp bột ngô vào nồi và khuấy đều lên. Cho trứng ra bát, đánh đều rồi cho vào nồi, khuấy cho tơi ra. Sau đó thêm gia vị cho vừa miệng, đợi đến khi nấu chín thì tắt bếp.

Súp trứng
Súp trứng

Dù là mắc bệnh gì thì việc kiêng kị là vô cùng quan trọng. Do vậy, ngoài việc bổ sung các loại thức ăn cần thiết cho đường tiêu hóa thì người bị bệnh trĩ cũng nên tránh các loại thực phẩm sau để không làm nặng thêm các triệu chứng:

  • Các chất kích thích như cà phê, trà đặc, thuốc lá, chất chứa cồn như rượu bia,…
  • Các loại thức ăn khô, cứng
  • Đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn được chế biến sẵn do tác động làm niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích, làm cho tình trạng táo bón càng trở nên nặng nề hơn.
  • Kiêng các loại đồ uống có ga do nó làm tăng áp lực trong heo ruột, làm cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu trong bụng.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và ngũ cốc tinh chế do các loại thực phẩm này gây ngứa hậu môn, dễ gây táo bón.

Một số câu hỏi thường gặp của người mắc bệnh trĩ:

Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?

N.T.P (Tiền Giang) thắc mắc: “ thưa bác sĩ, tôi mắc bệnh trĩ độ 1 đã hơn 4 tháng nay, ngoài ăn uống ra thì chưa biết điều trị như nào cho mau khỏi. Lúc khám bác sĩ có dặn nên có chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế sử dụng rượu bia nhưng tôi không biết ngoài các thứ đó ra thì nên ăn uống hay kiêng thêm gì không? Tôi có anh bạn cũng bị bệnh trĩ như tôi chia sẻ là nên ăn rau muống để điều trị nhưng không biết có đúng hay không? Như tôi thấy hầu như người bệnh nào cũng kiêng ăn rau muống, nhất là sau phẫu thuật vì nghe nói rau muống có thể để ảnh hưởng đến vết thương gây sẹo lồi. Vậy bệnh trĩ có nên ăn rau muống hay không?”

Theo các bác sĩ cho biết, rau muống vốn có tính hàn (khi nấu chín thì tính hàn giảm), có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc tố cho cơ thể. Không chỉ vậy, rau muống còn giúp phòng ngừa và điều trị triệu chứng ợ chua, zona, ngộ độc thức ăn và đặc biệt là bệnh trĩ.

Người bị trĩ có nên ăn rau muống?
Người bị trĩ có nên ăn rau muống?

Việc ăn rau muống với liều lượng nhất định khi bị trĩ đã được các chuyên gia đầu ngành khẳng định là hoàn toàn phù hợp, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh trĩ. Trong rau muống có chất kháng khuẩn, suy giảm viêm nên có khả năng làm giảm đau đớn cũng như viêm loét, sưng tấy ở hậu môn do bệnh trĩ gây nên. Ngoài ra, rau muống chứa nhiều chất xơ giúp hạn chế táo bón, giảm nguy cơ bệnh trĩ tiến triển nặng hơn.

Tuy vậy, trong trường hợp bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, tổn thương búi trĩ thì người bệnh nên hạn chế ăn rau muống, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có chế độ ăn uống phù hợp hơn.

Bệnh trĩ nên ăn trái cây gì?

Ngoài ra, để nhanh chóng khỏi hoặc tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ, bạn cũng nên chú ý bổ sung các loại hoa quả thường xuyên, bởi trong hoa quả có rất nhiều vitamin, làm tăng sức khỏe, sức đề kháng cho đường tiêu hóa.

Một số loại hoa quả mà người bệnh trĩ được khuyến cáo nên ăn như:

  • Chuối chín: có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, hàm lượng chất xơ hòa tan cao, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột.
  • Quả lê: có thành phần dinh dưỡng giống chuối, ngoài ra còn chứa nhiều nước giúp cung cấp nước, cân bằng lượng nước trong cơ thể. Bên cạnh đó, quả lê còn có tác dụng cầm máu, nhất là với bệnh nhân vừa mới phẫu thuật cắt trĩ.
  • Cam: có hàm lượng vitamin C, nước và chất xơ cao, làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.
  • Một số loại hoa quả khác như: bơ, đu đủ, thanh long, táo,… chứa nhiều vitamin, giúp nhuận tràng, dễ tiêu hóa, hạn chế táo bón.
Những loại trái cây tốt cho người bệnh trĩ
Những loại trái cây tốt cho người bệnh trĩ

Bị trĩ có nên ăn trứng không?

Trứng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein và rất giàu chất béo, do đó, việc ăn trứng thường xuyên có thể gây khó tiêu, đầy bụng, nguy cơ gây táo bón. Lâu ngày có thể dẫn đến trĩ, do vậy cần hạn chế ăn trứng để đảm bảo sức khỏe.

Người bệnh trĩ có nên ăn trứng
Người bệnh trĩ có nên ăn trứng

Xem thêm:

Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị tại nhà hiệu quả

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn