Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu? Một số cách giảm đau hiệu quả

Ngày viết:
Đau ngực khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau ngực khi mang thai có nguy hiểm không?
5/5 - (1 bình chọn)

Trong suốt quá trình mang thai, các chị em luôn gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó đau ngực là một trong các triệu chứng hay gặp. Vậy vì sao các bà bầu lại bị đau ngực, đau ngực khi mang thai có nguy hiểm không, cách điều trị đau ngực như thế nào,… chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc online ITP Pharma nhé.

1, Đau ngực khi mang thai là gì?

Đau ngực là một tình trạng bất thường vùng ngực. Tại ngực có 2 cơ quan quan trong của cơ thể là tim và phổi. Đây cũng là hay nguồn nguyên nhân hay gặp gây nên triệu chứng đau ngực ở các mẹ bầu.

Đau ngực sẽ khiến cho các mẹ cảm thấy khó chịu và đôi khi ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt khi mang thai. Cảm giác tức nặng ngực, hồi hộp trống ngực hay đi kèm với đau ngực của mẹ bầu.

Đau ngực có thể là một hiện tượng sinh lý nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Do đó để đảm bảo an toàn cho thai nhi, khi có dấu hiệu đau ngực nặng dần các mẹ vẫn nên đi kiểm tra sớm nhé.

2, Tại sao các bà bầu lại bị đau ngực?

Đau ngực là một triệu chứng khá chung cho nhiều tính trạng sinh lý cũng như bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên triệu chứng đau ngực khi mang thai thường gặp:

Nguyên nhân gây đau ngực sinh lý

  • Do bị ợ nóng:

Ợ nóng là một dấu hiệu của sự trào ngược acid trong dạ dày lên vùng thực quản đoạn ngực. Nguyên nhân gây ra ợ nóng thường là do sự rối loạn các loại nội tiết tố của cơ thể trong suốt thời gian thai kỳ. Bà bầu sẽ thường xuyên cảm thấy có vị chua, đắng ở miệng, ợ nóng còn làm cho các mẹ bầu cảm thấy nóng rát ở phần ngực dưới, cũng có thể gây nên triệu chứng đau ngực.

Ợ nóng trong thai kỳ thường hình thành chủ yếu do sự tăng đột ngột của hormone progesterone. Loại hormon này tăng khi bắt đầu có thai sẽ có tác dụng làm giãn cơ trơn tử cung, giãn van ngăn cách giữa 2 cơ quan là dạ dày và thực quản. Từ đó sẽ tạo cơ hội cho axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản hình thành triệu chứng ợ nóng. Ngoài ra, nồng độ progesterone tăng cũng sẽ có thể làm chậm và yếu chức năng co thắt của dạ dày, ruột, ảnh hưởng hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa. Khi mang thai, tử cung lớn dần cũng sẽ làm tăng áp lực ổ bụng chèn ép lên dạ dày làm tăng nguy cơ gây ợ nóng.

  • Do khó tiêu:

Khó tiêu là một trong những lý do gây nên những cơn đau ngực. Khi mang thai bà bầu sẽ hay bị khó tiêu do tử cung chèn ép lên vùng trực tràng cản trở đường bài xuất của phân. Khi đó các quai ruột sẽ bị ứ đọng gây chèn ép lên vùng phía trên, làm cho bà bầu cảm giác đau ngực. Đau ngực do khó tiêu sẽ thường gặp hơn khi bà bầu bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ (3 tháng cuối).

  • Do bị căng cơ ngực:

Khi mang thai, các cơ ở vùng tay, chân và đặc biệt dây chằng ở vùng ngực sẽ bị căng hơn so với trạng thái bình thường. Khi thai nhi trong tử cung lớn dần, tử cung cũng sẽ dần tăng kích thước tạo nên áp lực tác động lên cơ hoành, các xương sườn,… từ đó có thể dẫn đến đau ngực và các bà bầu phải thử dốc.

  • Do tình trạng nhiễm trùng vùng ngực:

Dây được cho là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau ngực ở bà bầu khi mang thai. Nhiễm trùng vùng ngực chủ yếu là do những tình trạng bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, chấn thương ngực, viêm phế quản, tràn dịch màng phổi,…

  • Do tâm lý bị căng thẳng thường xuyên:

Trong suốt thai kỳ, các bà bầu rất hay suy nghĩ nhiều và gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý, làm cho bản thân luôn trong trạng thái lo lắng và căng thẳng. Stress là một tình trạng khá phổ biến khi mang thai ở các mẹ. Nhiều khi căng thẳng quá sẽ dẫn tới tình trạng đau ngực, nặng ngực, hồi hộp trống ngực,…

  • Do kích thước ngực lớn dần:

Khi mang thai, ngực của đa số bà bầu sẽ tăng dần về kích thước để phục vụ cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh. Điều này sẽ khiến cho các khớp và cơ vùng ngực bị thay đổi khiến cho bà bầu cảm thấy đau ngực và khó chịu.

Tâm lý bị căng thẳng thường xuyên cũng có thể khiến bà bầu bị đau ngực
Tâm lý bị căng thẳng thường xuyên cũng có thể khiến bà bầu bị đau ngực

Nguyên nhân gây đau ngực do bệnh lý:

  • Do bệnh nghẽn mạch máu:

Nghẽn mạch máu là một hội chứng trong đó có sự xuất hiện máu đông cục ở các tĩnh mạch trong cơ thể. Nghẽn mạch máu khi mang thai hay gặp nhiều ở các tĩnh mạch chân, khu vực trên hoặc dưới đầu gối. Đây là một tình trạng nguy hiểm, bà bầu cần phải cẩn thận theo dõi.

Khi bị nghẽn mạch máu, những cục máu đông ở tĩnh mạch chi dưới có thể di chuyển lên phổi, gây nên triệu chứng đau ngực, gây tắc nghẽn phổi hoặc nặng hơn có thể khiến cho bà bầu tử vong khi đang mang thai.

  • Do bà bầu bị nhồi máu cơ tim:

Đau ngực là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhồi máu cơ tim. Ngoài ra trong bệnh lý này còn có các triệu chứng khác như nhức đầu, khó thở, vã mồ hôi,… Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm nên nếu bà bầu có những triệu chứng này hãy đến gặp bác sĩ sớm đẻ được khám và xử lý bệnh sớm nếu có.

  • Do bà bầu bị hen suyễn:

Những bà bầu đang bị bệnh hen suyễn hoặc trước khi mang thai đã bị hen suyễn thì sẽ có nguy cơ tái phát hoặc bệnh tiến triển nặng hơn khi mang thai. Khi bị hen suyễn, bà bầu sẽ xuất hiện những co thắt ngực, dẫn đến đau ngực.

  • Do bệnh phình động mạch vành:

Đau ngực là một trong những triệu chứng chính của bệnh phình động mạch vành. Không chỉ gặp khi mang thai, tình trạng đau ngực do phình động mạch vành còn có thể xảy ra cả sau khi sinh hoặc một tháng trước khi sinh.

  • Do bệnh bóc tách động mạch chủ:

Nguyên nhân dẫn tới bệnh này thường là do động mạch chủ bị tổn thương thành mạch hay bị rách một phần, làm cho máu chảy ồ ạt vào giữa các lớp của thành mạch, tích tụ gây căng thành mạch, sau đó có thể làm vỡ động mạch chủ. Đau ngực là dấu hiệu của bệnh lý này. Khi mang thai nhiều bà bầu sẽ có nguy cơ bị bóc tách động mạch chủ.

  • Bệnh tim bẩm sinh

Những bà bầu bị bệnh tim bẩm sinh sẽ có thể gặp phải các biến chứng khi mang thai do hệ tim mạch bị tác động nhiều hơn bình thường. Đau ngực là một triệu chứng chính của bệnh tim bẩm sinh.

3, Đau ngực khi mang thai có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng đau ngực chỉ là do các nguyên nhân sinh lý của cơ thể thì các mẹ đừng quá lo lắng, đó không phải một dấu hiệu nguy hiểm. Triệu chứng có thể sẽ được cải thiện theo thời gian hoặc hết sau khi sinh.

Trong một số trường hợp khác, đau ngực gặp phải do các bệnh lý gây nên, đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch thì bà bầu nên cẩn thận. Đau ngực khi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng các bệnh lý của bạn đang tiến triển nặng hơn đấy. Khi đó hãy đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn để được khám và tư vấn kịp thời nhé.

4, Đau ngực khi mang thai thì nên làm gì?

Đau ngực khi mang thai thì nên làm gì?
Đau ngực khi mang thai thì nên làm gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng đau ngực của bà bầu là sinh lý hay bệnh lý mà người ta sẽ có những cách phòng tránh và điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách chung để các mẹ bầu tham khảo, giúp cải thiện triệu chứng đau ngực khi mang thai:

  • Chú ý tư thế phù hợp:

Hãy chọn các tư thế đảm bảo rằng không đè ép lên vùng ngực và phổi mình. Các bà bầu có thể ngồi hoặc đứng thẳng để phổi có đủ khoảng trống hoạt động. Các mẹ cũng nên thay đổi tư thế thường xuyên để cơ thể linh động hơn, cơ quan hô hấp và tim mạch hoạt động hiệu quả hơn nhé.

  • Dành thời gian để thư giãn mỗi ngày:

Khi mang thai, các mẹ đừng để cho cơ thể mình quá mệt mỏi. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Thư giãn không chỉ giúp loại bỏ tình trạng đau ngực mà còn có ảnh hưởng rất tích cực đến sự phát triển của thai nhi trong bụng nữa đấy. Hãy thư giãn bằng cách ngủ, nghe nhạc, đọc sách,…

  • Nằm đệm mềm:

Đôi khi bạn cũng nên kê cao gối khi ngủ, ngủ trên nền êm để giúp cho cơ thể hoạt động dễ dàng và việc hít thở hiệu quả hơn.

  • Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn xong, không nên nằm ngay:

Các mẹ bầu nhớ đừng nằm ngay sau khi ăn nhé vì nằm ngay khi dạ dày đang chứa đầy thức ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, gây nên đau ngực đấy. Thay vì nằm xuống ngày, các mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng để cho thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.

  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa:

Khi mang thai, thay vì ăn thật no thì các mẹ bầu nên chia các bữa ăn lớn thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn để tránh bị trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản, gây nên hiện tượng ợ nóng và đau ngực.

Không những thế, việc chia nhỏ bữa ăn cũng sẽ giúp các mẹ ăn được nhiều hơn, hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng hơn.

  • Đừng để cho cơ thể bị căng thẳng:

Các mẹ bầu có thể luyện tập một số động tác yoga hay tập ngồi thiền để giúp cho tinh thần thoải mái, đẩy lùi tình trạng stress nhé.

  • Hạn chế các chất kích thích:

Khi mang thai, các mẹ bầu cũng không nên dùng rượu, cà phê, những món ăn cay nóng và đồ chiên xào nhiều dầu mỡ vì những loại thực phẩm này rất dễ gây ra chứng khó tiêu và đầy hơi.

  • Tập thể dục:

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể bà bầu khỏe mạnh hơn. Từ đó phòng được các bệnh lý về hô hấp, tim mạch, tránh được tình trạng đau ngực.

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ:

Rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước ấm để loại bỏ vi khuẩn cũng là một cách phòng nhiều bệnh, trong đó có các bệnh lý gây đau ngực. Khi đi ra ngoài, các mẹ bầu nên mang theo nước rửa tay có cồn để sát khuẩn tay thường xuyên nhé.

  • Nếu có các bệnh lý nề trước đó, tốt nhất các mẹ nên kiểm tra và điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai để tránh gặp phải các biến chứng nặng hơn trong thai kỳ nhé.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề đau ngực ở phụ nữ mang thai. Hy vọng những thông tin này sẽ bổ ích cho các mẹ. Chúc các mẹ luôn có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Xem thêm:

Bà bầu dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì? Một số lưu ý trong chế độ ăn

Tim thai yếu có sao không, Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn