Tim thai yếu có sao không, Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ngày viết:
Tim thai yếu có sao không
Tim thai yếu có sao không
5/5 - (1 bình chọn)

Trong quá trình mang thai, theo dõi tim thai thường xuyên và định kỳ là một việc rất quan trọng với các mẹ bầu. Việc theo dõi này sẽ giúp các mẹ biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi, thai nhi có đang khỏe mạnh và phát triển bình thường hay không. Vậy tim thai bình thường là như thế nào? Tim thai yếu có sao không? Và làm cách nào để theo dõi được tim thai? Hãy cùng ITP Pharma tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.

1, Nhịp tim thai là gì? Ý nghĩa của đo nhịp tim thai trong thai kỳ?

Nhịp tim thai là số lần trung bình tim của thai đập trong một phút khi không có cơn co tử cung hoặc cử động thai.

Ý nghĩa của đo nhịp tim thai trong thai kỳ
Ý nghĩa của đo nhịp tim thai trong thai kỳ

Người ta có thể đo nhịp tim thai nhi để xác định nhịp tim bình thường, nhanh hay chậm để gián tiếp đánh giá sức khỏe thai nhi và sức khỏe bà mẹ, phát hiện tình trạng suy thai sớm, phát hiện các bất thường về cơn co tử cung. Qua việc đo nhịp tim thai có thể tiên lượng được những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ cũng như trong quá trình sinh đẻ để đưa ra những lời khuyên và chỉ định kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

2, Tim thai bình thường là bao nhiêu? Chỉ số cho thấy tim thai bất thường?

Với thai nhi đủ tháng, phát triển bình thường thì nhịp tim thai cơ bản nằm ở mức 120-160 nhịp/ phút, biên độ dao động của nhịp tim thai khoảng 6-25 nhịp/ phút.

Nhịp tim thai bất thường khi có những biến đổi như sau:

  • Nhịp nhanh vừa: 160- 180 nhịp/ phút
  • Nhịp nhanh trầm trọng >180 nhịp/ phút
  • Nhịp chậm vừa: 100-120 nhịp/ phút
  • Nhịp chậm trầm trọng: < 100 nhịp/phút

Biên độ dao động của nhịp tim thai:

  • <5 nhịp/ phút: nhịp tim thai dạng phẳng
  • > 25 nhịp/ phút: nhịp tim thai dao động nhịp nhảy

3, Tim thai yếu khi nào? Có nguy hiểm không?

Theo nhiều nghiên cứu thấy rằng, tim thai có nhịp đập <100 nhịp/ phút được coi là tim thai yếu.

Tình trạng tim thai yếu là dấu hiệu của các biến đổi thai nhi trong thai kỳ. Các biến đổi đó có thể là bình thường hoặc bất thường. Do đó bất cứ trường hợp tim thai yếu nào cũng cần phải kiểm tra kỹ và tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Trong 3 tháng đầu, nhịp tim thai yếu có thể dự báo nguy cáo sảy thai sớm. Trong trường hợp này các bà mẹ cần phải chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi thường xuyên hơn, chú ý hoạt động thường ngày, tránh những hoạt động quá mạnh gây ảnh hưởng nhiều tới thai nhi.

4, Nguyên nhân khiến nhịp tim thai chậm

Nhịp tim thai chậm có thể do các nguyên nhân từ bản thân người mẹ như:

  • Tình trạng hạ huyết áp kéo dài, khả năng lưu thông máu đến tử cung kém hơn bình thường.
  • Mẹ bị bệnh tim tắc nghẽn bẩm sinh.
  • Thiếu oxy do kích thích tử cung quá mức.
  • Người mẹ ăn phải những loại thực phẩm gây co bóp cơ tử cung chèn ép thai nhi.
  • Một số nguyên nhân khác từ thai nhi như tắc nghẽn dây rốn cấp tính, sa dây rốn, thai nhi có dị tật bẩm sinh… cũng có thể làm cho nhịp tim thai yếu hơn bình thường.
Nguyên nhân khiến nhịp tim thai chậm
Nguyên nhân khiến nhịp tim thai chậm

Tùy thuộc vào tuổi thai và nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có chỉ định những biện pháp xử lý phù hợp, trong một số trường hợp mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm thai hay các phương pháp thăm dò khác để đánh giá tình trạng dị tật của thai nhi.

5, Làm thế nào để theo dõi được tim thai?

Hiện nay có thể thăm dò kiểm tra tim thai bằng siêu âm thai, hoặc theo dõi tim thai – cơ co tử cung bằng Monitor sản khoa.

Qua siêu âm thai, các bác sĩ có thể quan sát được sự phát triển và hoàn thiện về cơ thể của thai nhi qua từng tháng, phát hiện ra những bất thường trong cấu trúc cơ quan nói chung và tim thai nói riêng như thông liên thất, hẹp eo động mạch chủ, tứ chứng Fallot,… Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường về chức năng của tim sớm.

Bên cạnh siêu âm thai, còn có phương pháp thăm dò nhịp tim và cơ co tử cung bằng Monitor sản khoa. Phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ theo dõi được hoạt động của tim thai trong một khoảng thời gian nhất định ( khoảng 20-30 phút), trong khi phương pháp siêu âm không thực hiện được. Đây cũng là phương pháp đơn giản, dễ làm, dễ đánh giá tình trạng thai nhi.

Phương pháp dùng Monitor sản khoa cho kết quả là một đường biểu diễn hoạt động tim thai, qua đó các bác sĩ sẽ đọc được nhịp tim thai cơ bản, biên độ dao động của nhịp tim thai (khoảng cách giữa tần số tối đa và tần số tối thiểu ghi được trong 1 thời gian hoạch định để khảo sát ), sự thay đổi của tim thai theo cơn gò, để đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi.

Khi thai nhi bị tim thai yếu mà nghi ngờ có những bất thường bẩm sinh thì bà bầu có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp thăm dò để phát hiện các bất thường khác như chọc ối, xét nghiệm NILP,…

6, Mẹ bầu nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé khi có dấu hiệu tim thai yếu?

Khám thai định kỳ: Đây được coi là khuyến cáo đầu tay dành dành cho các mẹ bầu. Việc thăm khám định kỳ giúp các mẹ có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, nếu thai nhi có bất thường thì sẽ được các bác sĩ kịp thời tư vấn, điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt, dùng thuốc hợp lý. Khi đi khám thai mẹ bầu nên đến khám tại các bệnh viện sản để kết hợp siêu âm, xét nghiệm máu để tầm soát các bệnh chuyển hóa mẹ có thể mắc trong thai khác như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật…, đo nhịp tim thai. Vì khi đi khám cần kiểm tra cả sức khỏe của cả mẹ và bé, không chỉ quan tâm mỗi sức khỏe của thai nhi. Các bà mẹ nên khám thai định kỳ mỗi tháng một lần và ít nhất 3 tháng một lần.

Khám thai định kỳ theo dõi sức khỏe thai nhi
Khám thai định kỳ theo dõi sức khỏe thai nhi

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai là việc hết sức cần thiết, đặc biệt là một số yếu tố vi lượng như sắt, canxi,  các vitamin, protein cần cho sự phát triển của thai nhi. Sắt có nhiều trong thịt bò, cá hồi, protein có nhiều trong trứng, cá, sữa. Canxi có nhiều trong hải sản, uống sữa bổ sung canxi, các loại trái cây, rau củ để bổ sung vitamin. Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, không uống nước ngọt có ga,… Ngoài ra các bà bầu cũng nên bổ sung nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng táo bón. Một số loại thực phẩm có tác dụng tăng co bóp cơ tử cung có thể làm cho tim thai yếu thì các mẹ bầu cũng nên tránh, đó là một số loại rau quả như rau ngót, đu đủ xanh, dứa.

Sinh hoạt lành mạnh: Các mẹ bầu nên giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi đúng giờ và đầy đủ, không thức khuya, lao động, đi lại nhẹ nhàng, nhất là trong 3 tháng đầu, vì đây là khoảng thời gian phôi thai mới hình thành rất dễ bị tổn thương bởi những tác động nhỏ xung quanh. Bắt đầu sang tháng thứ 4 của thai kỳ, khi thai nhi đã dần ổn định thì mẹ bầu có thể tham gia các khóa học, những bài tập nhẹ nhàng để giúp cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và thai. Một số trường hợp thai nhi có tim thai yếu sẽ cải thiện và trở lại đạt giá trị bình thường khi bà mẹ duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.

Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể thử bơi nhẹ nhàng để thư giãn, giúp giảm sưng mắt cá và bàn chân, khi bơi bé sẽ “nổi” cùng mẹ nên sẽ giảm sức nặng và giảm đau cho mẹ, giúp mẹ duy trì cơ bắp và tăng sức chịu đựng của thai nhi, sinh nở dễ dàng hơn. Trước đây có nhiều người lầm tưởng rằng bơi khi mang thai gây hại cho thai nhi, nhưng thực chất thì nếu được chỉ dẫn đúng cách thì bơi còn giúp thai nhi khỏe mạnh hơn và làm tăng nhịp tim thai nhi đấy.

Tinh thần vui vẻ, lạc quan: Trong quá trình mang thai tinh thần của mẹ cũng ảnh hưởng một phần tới thai nhi. Người ta thấy rằng những thai nhi có tim thai yếu thường hay gặp hơn ở những bà mẹ thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, stress hay lo nghĩ quá mức. Các mẹ bầu nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái nhất. Mẹ có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách. Nghe nhạc không lời có ảnh hưởng rất tốt cho sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này.

Tiêm phòng: Mẹ bầu nên khám sức khỏe và tiêm phòng theo lời khuyên của bác sĩ trước và trong thời kỳ mang thai, để có sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con, tránh được các bệnh lý hay gặp trong thai kỳ. Uốn ván là một loại vacxin được tiêm cho hầu hết các bà bầu trong 3 tháng giữa của thai kỳ.

Bài viết trên đây vừa cung cấp cho mọi người một số thông tin về hiện tượng tim thai yếu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về tình trạng này để từ đó có những cách xử lý kịp thời. Cuối cùng, chúc các mẹ luôn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

Tham khảo thực đơn cho mẹ sau sinh mổ đầy đủ dinh dưỡng

Cẩm nang chăm sóc bà bầu sau sinh và các sản phẩm nên dùng

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn