Thai máy là gì? Thai máy xuất hiện là tuần thứ mấy? Cách nhận biết dấu hiệu của thai máy?

Ngày viết:
Thai máy là gì?
Thai máy là gì?
5/5 - (1 bình chọn)

Thai máy là một khái niệm không mới, nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết đến và hiểu rõ về nó. Đây là một kiến thức quan trọng mà các bà mẹ cần trang bị cho mình, nhất là trong lần đầu mang thai.

Bài viết dưới đây, Nhà thuốc online ITP Pharma sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cần có về thai máy để theo dõi sự phát triển bình thường của bé trong bụng mẹ.

1. Thai máy là gì?

Thai máy giải nghĩa ra là các cử động của thai nhi. Khi thai máy bắt đầu xuất hiện, người mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng sự sống của một em bé đang lớn lên trong bụng mình. Thông qua việc theo dõi thai máy, người mẹ có thể nắm được tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của con.

Ở những lần thai máy đầu tiên, vì cử động của em bé còn quá nhẹ nên hầu hết các bà mẹ sẽ không nhận ra, nhất là ở trường hợp các chị em mang bầu lần đầu. Tuy nhiên, nếu các mẹ rất mong chờ được thấy cử động đầu tiên của con, những kiến thức dưới đây sẽ giúp mẹ theo dõi thai máy một cách chính xác nhất.

Thai máy là gì?
Thai máy là gì?

2. Bao nhiêu tuần thì thai máy bắt đầu xuất hiện?

Những cử động đầu tiên của từng đứa trẻ là khác nhau tùy thuộc vào tốc độ phát triển của con. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng thai nhi bắt đầu cử động từ tuần thứ 7-8 từ khi mẹ mang bầu. Tuy nhiên, những cử động này còn rất yếu nên mẹ hầu như không thể cảm nhận được. Trong đa số trường hợp, các mẹ có thể nhận thấy thai máy từ tuần thứ 18-20 của thai kỳ. Trong thời gian 3 tháng giữa thai kỳ, thai máy thường xuất hiện không đều đặn mà dần về sau mới thường xuyên hơn. Thai máy hoạt động mạnh nhất từ cuối tuần 25-32.

3. Các dấu hiệu nhận biết thai máy cho mẹ bầu

Thường thì dấu hiệu nhận biết thai máy ở các bà mẹ không giống nhau, điều này cũng

tương tự ở những giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Những bà mẹ có thành bụng dày hay lượng nước ối nhiều cũng ảnh hưởng đến các dấu hiệu có thể thấy của thai máy. Cảm giác của người mẹ về cử động của con cũng khác nhau tùy vào vị trí của nhau thai. Thời điểm người mẹ nhận ra thai máy thường sẽ muộn hơn nếu nhau thai bám vào mặt trước bụng.

Từ tuần thứ 7-8 của thai kỳ, con bắt đầu có những cử động nhẹ đầu tiên. Tuy nhiên các trường hợp này rất khó nhận thấy nếu không thật sự chú ý. Các cử động của bé chỉ như một cơn gió nhẹ thoảng qua, một số mẹ sẽ cảm giác như một con tôm búng nguẩy, một con cá nhỏ quẫy đuôi, ở một số khác chỉ như một cánh bướm chạm nhẹ.

Đến tuần thứ 16, nếu mẹ thật sự chú ý, sẽ nhận ra những chuyển động thai máy khá rõ ràng trong bụng mình. Từ đây chị em nên dành thời gian để theo dõi cử động thai. Cụ thể, hiệu quả nhất là quan sát thai máy vào ba buổi trong ngày, ít nhất là mỗi buổi một lần. Lúc này các bà mẹ đã có thể nhận ra những cú đạp nhẹ hay vươn vai của bé tác động lên thành bụng.

Khoảng tuần thứ 30 của thai kỳ, thai máy bắt đầu phát triển mạnh. Lúc này các lần quẫy đạp, trở mình của bé thậm chí có thể để lại hình dạng trên bụng mẹ trong một khoảnh khắc. Người mẹ có thể nhận ra con mình rõ ràng. Em bé cũng hoạt động thường xuyên hơn. Theo dõi tần suất cử động của thai nhi sẽ giúp các mẹ nắm bắt được tình hình sức khỏe của con.

Ở những tuần đầu tiên của thai máy, rất nhiều mẹ dễ nhầm lẫn cử động thai và cơn sôi bụng. Vậy làm sao để phân biệt 2 trường hợp này? Câu trả lời nằm ở cảm giác khác nhau của người mẹ. Sôi bụng tạo ra bởi các nhu động ruột bất thường, người mẹ sẽ có cảm giác nước sủi trong bụng, kéo dài liên tục trong 1 thời gian ngắn, có thể kèm cảm giác khó chịu và âm thanh nhỏ. Còn với thai máy, cảm giác như sủi nước sẽ chỉ xuất hiện trong vài giây và rải rác trong ngày, không gây cảm giác đau hay âm thanh khó chịu.

Đến những tuần sau, khi thai máy đã xuất hiện mạnh mẽ, mẹ cũng cần phân biệt giữa thai máy và cơn gò tử cung. Nếu như thai máy chỉ có thể cảm nhận ở vùng bụng, các cơn gò tử cung sẽ làm toàn bộ vùng bụng cứng lên, có thể kèm theo các cơn đau. Nếu xuất hiện tình trạng gò tử cung, các mẹ cần tìm đến bác sĩ để theo dõi sức khỏe thai kỳ.

Các dấu hiệu nhận biết thai máy cho mẹ bầu
Các dấu hiệu nhận biết thai máy cho mẹ bầu

4. Bầu 5 tháng thai máy như thế nào?

Đối với một số bà mẹ khi mang thai lần đầu tiên sẽ cảm nhận được chuyển động thai máy muộn từ tuần 20, nghĩa là tháng thứ 5 của thai kỳ. Lúc này người mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động khá rõ ràng như sự rung nhẹ. Càng về sau, cử động của bé sẽ mạnh hơn, có thể nhận thấy qua các động tác giật, đá chân. Bình thường, trong khoảng thời gian này, người mẹ sẽ cảm nhận được trung bình 10 cử động/ 2 giờ. Tuy nhiên vẫn có những sự khác nhau đối với mỗi người, không có công thức chung cho tần suất thai máy ở các bà mẹ. Một điều nên lưu ý là nếu qua tháng thứ 5 vẫn chưa nhận thấy thai máy, các mẹ nên đến khám bác sĩ để theo dõi những bất thường của thai nhi.

5. Cách làm cho thai máy xuất hiện

Trong một số trường hợp các mẹ không nhận biết được cử động thai nhi trong những tình huống thông thường, dưới đây là một số gợi ý giúp làm cho thai máy xuất hiện:

  • Dùng ngón tay ấn nhẹ vùng bụng: Kỹ thuật này cũng được các bác sĩ sử dụng khi siêu âm thai. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý ấn nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng đến bé.
  • Sử dụng nước mát: Các mẹ có thể uống 1 ly nước mát hoặc chườm trực tiếp một túi nước mát lên bụng để kích thích hoạt động của bé. Chú ý nước quá lạnh có thể khiến bé bị giật mình.
  • Nằm ngửa giúp bé dễ dàng cử động hơn.
  • Cho bé nghe nhạc hoặc hát cho bé nghe: Các em bé trong bụng mẹ thường cử động để đáp ứng những tác động lạ từ môi trường bên ngoài, đặc biệt rất nhạy cảm với tiếng nhạc nên cách này trên thực tế rất an toàn và hiệu quả.
Cách làm cho thai máy xuất hiện
Cách làm cho thai máy xuất hiện

6. Thai máy như thế nào là bình thường?

Theo dõi tần suất thai máy là cách phổ biến nhất để các mẹ theo dõi em bé trong bụng có phát triển bình thường hay không. Trong khoảng thời gian bé cử động nhiều nhất ở tuần 28-32, thai máy được coi là bình thường khi số cử động trung bình là 16-45 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các lần thai máy là khoảng 1 tiếng. Sau đó khi sắp sinh, trung bình trong 1 giờ sẽ có 30 lần thai máy. Mẹ sẽ không cảm nhận được thai máy khi bé ngủ, thời gian này kéo dài khoảng 20-40 phút, ít khi có trường hợp quá 90 phút.

Các mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, nằm thư giãn và đếm cử động của thai nhi. Một em bé khỏe mạnh được cho là có ít nhất 4 lần cử động/ 1 giờ.

7. Cách theo dõi thai máy để nhận biết những bất thường

Để theo dõi những bất thường của thai máy, cách đơn giản nhất các mẹ có thể áp dụng là đếm cử động thai. Cách này áp dụng tốt nhất là sau khi ăn no. Thực hiện đếm cử động thai 2 đến 3 lần/ ngày sau nữa ăn vào những giờ cố định. Trước khi theo dõi thai máy, mẹ nên đi tiểu trước để làm trống bàng quang. Đặt tay lên bụng để cảm nhận cử động của bé.

Khi thấy có ít hơn 4 đợt thai máy trong 1 giờ, tiếp tục theo dõi thấy ít hơn 10 lần thai máy trong 2 giờ tiếp theo thì khả năng cao là em bé đang có bất thường. Những dấu hiệu bất thường có thể cảm nhận thấy rõ ràng là: thai máy đột ngột dừng, thai máy quá nhiều, người mẹ xuất hiện những triệu chứng bệnh lý. Lúc này cần có những phương pháp can thiệp phù hợp để kiểm tra tình hình của thai nhi.

Xem thêm: Hướng dẫn theo dõi cử động thai

8.Làm gì khi nhận thấy bất thường của thai máy?

Nhận thấy những bất thường của thai máy khi theo dõi cử động, mẹ không nên quá lo lắng vì có những trường hợp đặc biệt, thai máy có thể tạm dừng trong một thời gian ngắn vì thói quen của bé. Tuy nhiên, nếu sau vài giờ tình trạng vẫn không cải thiện, tốt nhất là đến phòng khám phụ khoa để xin ý kiến bác sĩ và tìm cách xử lý kịp thời.

Để tránh tình trạng bất thường thai máy lắp lại, mẹ bầu nên có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, tuyệt đối tránh căng thẳng trong quá trình mang thai. Người mẹ đang mang bầu cũng không nên hoạt động quá sức. Trạng thái của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của em bé, do vậy cũng tác động lên sự bất thường của thai máy.

Làm gì khi nhận thấy bất thường của thai máy?
Làm gì khi nhận thấy bất thường của thai máy?

9. Review cảm giác thai máy như thế nào trên diễn đàn webtretho

Dưới đây là một số chia sẻ của chị em trên webtretho về trải nghiệm thai máy khi mang thai để các bạn có cái nhìn thực tế hơn về hiện tượng này:

Từ tài khoản “mebin123”: “Giai đoạn đầu mang bầu, có thời kỳ mình bị sôi bụng nhưng cứ nghĩ là có thai máy rồi. Sau này đến tuần 20 cảm nhận được thai máy thì mới biết nó khác hẳn. Lần trước sôi bụng là ở khắp cả bụng trên bụng dưới, bây giờ thì chỉ cảm nhận được cử động của con ở vùng tử cung thôi.”

Từ tài khoản “hongnhunghn”: “Em mang thai được 17 tuần là đã cảm nhận được thai máy rồi, chuyện là em cũng dành nhiều thời gian để quan sát con. Sau đó thì thai máy không đều lắm nhưng hỏi thì bác sĩ bảo là bình thường, không có gì đáng lo ngại”.

Từ tài khoản “meomunth”: “Mình mang thai được 19 tuần rồi mà vẫn chưa cảm nhận được con cử động, đi khám thì bác sĩ bảo không sao, con vẫn phát triển bình thường nên mình sẽ đợi con thêm một thời gian nữa.”

Từ tài khoản “sunshine21”: “Hồi em có em bé được 18 tuần, buổi sáng chồng em bật nhạc cho con nghe thì thấy bé đạp nhè nhẹ vào thành bụng. Thì ra là bé cảm nhận được âm thanh, lúc đấy em thấy vui lắm vì con vẫn phát triển khỏe mạnh.”

Từ tài khoản “nguyenhongthuan”: “Công nhận bé con trong bụng mình hiếu động, suốt ngày thấy cựa quậy trong bụng. Thỉnh thoảng mẹ thay đổi tư thế hay mọi người nói chuyện rôm rả là bé trong bụng cũng hưởng ứng dữ lắm.”

Trên đây là một số chia sẻ về thai máy mà các mẹ nên trang bị cho mình từ lần mang thai đầu tiên. Các mẹ hãy chú ý nghỉ ngơi thật tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Xem thêm một số bài viết khác do nhà thuốc online ITP Pharma tổng hợp:

[Review] 6 Thuốc sắt cho bà bầu dạng nước BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG

 

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn