[GIẢI ĐÁP] Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu có nguy hiểm không?

Ngày viết:
Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu là vấn đề được nhiều chị em quan tâm
Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu là vấn đề được nhiều chị em quan tâm
5/5 - (1 bình chọn)

Uống thuốc phá thai bao lâu thì ra máu?

Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu là một vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Để tìm hiểu về vấn đề này, trước tiên hãy cùng ITP Pharma chúng tôi cần tìm hiểu cách phá thai bằng thuốc là như nào và nó có an toàn không nhé.

Uống thuốc phá thai là một phương pháp sử dụng tác dụng dược lực của thuốc để làm chấm dứt sự phát triển của thai nhi ở trong buồng tử cung. Nó sẽ làm cho thai nhi không bám được vào tử cung và khiến cho thai nhi ngừng phát triển vì không được cung cấp chất dinh dưỡng và không có chỗ bám, sau đó thuốc sẽ làm cho tử cung co bóp mạnh để đẩy thai nhi ra ngoài và các chất bẩn còn sót lại – điều này được thể hiện bằng hiện tượng giống như sảy thai tự nhiên.

Đây là một phương pháp được đánh giá độ an toàn cao và tỉ lệ thành công tương đối tốt (khoảng 98% thành công bằng phương pháp này). Ngoài ra, đây là phương pháp không cần sự can thiệp của dao kéo và các thiết bị y tế trực tiếp lên tử cung của người mẹ. Nên sẽ giảm thiểu rủi ro không mong muốn và những biến chứng có thể xảy ra cho các lần mang thai sau này của người mẹ.

Ngoài ra, phá thai bằng phương pháp uống thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Thai nhi phát triển ở bên trong tử cung của người mẹ
  • Thai phụ không bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào trong thuốc phá thai được chỉ định
  • Thai nhi không quá 7 tuần tuổi (thời gian được tính từ ngày đầu tiên ở kì kinh nguyệt cuối của thai phụ)
  • Thai phụ có sức khỏe ổn định và không mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, rối loạn đông máu hay về huyết áp…

Khi phá thai bằng thuốc thì thai phụ được sử dụng 2 viên thuốc là một viên ngừng sự phát triển của thai nhi và một viên kích thích tử cung co bóp mạnh để đẩy túi thai ra ngoài.

Sau khi được kiểm tra sức khỏe đầy đủ thì thai phụ sẽ được cho uống viên thuốc đầu tiên có tác dụng ngừng sự phát triển của thai nhi. Và sau khoảng 2 ngày khi uống viên thuốc đầu tiên, thai phụ sẽ quay lại tái khám. Nếu sức khỏe vẫn ổn định thì sẽ được cho uống viên thuốc thứ hai có tác dụng tống túi thai cùng những cục máu đông ra bên ngoài. Sau khi uống viên thứ 2, thai phụ sẽ có những hiện tượng như đau bụng dữ dội, sốt, ớn lạnh…

Sẽ xảy ra hiện tượng ra máu ở vùng âm đạo trong khoảng 1 tuần, ra máu nhiều ở những ngày đầu và giảm dần ở những ngày tiếp theo (giống như chu kỳ kinh nguyệt).

Bạn cần quay lại tái khám sau 2 tuần để các định rằng đã phá thai thành công và không để lại bất kì biến chứng nào cho cơ thể.

Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu chưa thể kết luận là thành công hay thất bại
Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu chưa thể kết luận là thành công hay thất bại

Xem thêm: Thuốc tránh thai Gracial có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Tại sao uống thuốc phá thai nhưng không ra máu?

Khi Uống Thuốc Phá Thai, có một điều bắt buộc sẽ xảy ra cho cơ thể bạn là hiện tượng ra máu theo đường âm đạo – điều này là để tống túi thai và những cục máu đông trong tử cung ra bên ngoài. Song có một số thai phụ uống xong 2 viên thuốc mà vẫn chưa thấy hiện tượng này xảy ra, uống thuốc phá thai nhưng không ra máu cục là do có thể 1 trong 2 nguyên nhân sau: thuốc phá thai chưa phát huy tác dụng hoặc phá thai thất bại.

Sau đây chúng mình xin được nói rõ hơn về 2 nguyên này:

Thuốc phá thai chưa phát huy tác dụng

Có thể do thuốc có tác dụng chậm do đặc điểm thể trạng của bạn. Cơ địa mỗi người là khác nhau nên không thể nắm chắc được thời gian phát huy tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó chất lượng thuốc cũng là một vấn đề đáng bàn. Một số thuốc có chất lượng kém không thể tác dụng lên cơ thể. Điều đó khiến cho bạn chưa thấy mình ra máu sau khi uống viên thuốc thứ hai.

Phá thai thất bại

Sẽ có nhiều lý do khiến cho việc phá thai thất bại như là do chất lượng của thuốc, do thai nhi đã quá lớn để có thể phá thai bằng thuốc hoặc do thể trạng của bạn. Nếu thuốc có dược lực chưa đủ thì không thể phá thai thành công được. Hoặc là nếu thai nhi đã quá lớn thì việc dùng thuốc phá thai là hoàn toàn không có hiệu quả. Dù không nắm chắc được phá thai thất bại hay thành công thì bạn vẫn cần tới cơ sở y tế gần nhất đề kiểm tra và tìm phương thức điều trị phù hợp. Việc phá thai thành công hay thất bại lúc này cũng không quan trọng bằng sức khỏe của bạn. Tùy vào từng trường hợp sẽ có các kết quả khác nhau. Quan trọng nhất lúc này là bạn nên đi khám sức khỏe tại các cơ sở y tế.

Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu thì cần đi khám ngay
Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu thì cần đi khám ngay

Tham khảo: Thuốc tránh thai Mercilon màu hồng là thuốc gì? Giá bao nhiêu?

Uống thuốc phá thai bao lâu thì hết ra máu?

Khi uống thuốc phá thai thì ra máu là hiện tượng thường xảy ra ở nữ giới, không chỉ riêng ai. Không chỉ máu, còn có các dịch được đào thải ra sau khi dùng thuốc. Đây là vấn đề hết sức bình thường nhưng việc ra máu bao lâu thì hết trong một khoảng thời gian là vấn đề đáng lưu tâm. Trường hợp thời gian ra máu quá lâu hay có những biểu hiện bất thường có thể được cho là phá thai không thành công.

Bình thường, khi uống thuốc phá thai thì máu sẽ ra trong khoảng từ 5 đến 10 ngày. Lúc đầu, máu ra rất nhiều rồi giảm dần theo thời gian, sau đó là hết hẳn. Đối với mỗi người khác nhau sẽ có khoảng thời gian này là khác nhau, nên chị em cần chú ý theo dõi, quan sát bản thân thật kỹ trong giai đoạn này để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra. Bên cạnh đó, chị em có thể có một số biểu hiện không mong muốn như: đau đầu, chóng mặt, sốt, cảm,…

Chị em cần lưu ý một số điều sau để chăm sóc bản thân cho thật tốt:

  • Đi khám sau khoảng 2 tuần dùng thuốc phá thai để kiểm tra xem liệu đã phá thai thành công hay chưa và xem có ảnh hưởng gì lớn đến cơ thể hay không
  • Không nên quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này. Ít nhất là 2 tháng.
  • Bảo vệ vùng kín tránh bị tổn thương trong giai đoạn này. Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách. Tránh ngâm mình và tắm bồn.
  • Ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng nhọc.

Nếu sau khoảng 2 tuần mà chị em vẫn còn ra máu kèm các biểu hiện như sốt cao hay đau bụng dữ dội thì cần đến các cơ sở y tế ngay để kiểm tra. Nghe theo lời khuyên của bác sĩ và áp dụng các phương pháp trị liệu phù hợp để nhanh chóng khỏi bệnh. Bình thường, các bạn có thể bị viêm nhiễm phụ khoa. Trong trường hợp này, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đồng thời kết hợp sử dụng thuốc Tây Y và Đông Y để giúp nâng cao sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục.

Uống thuốc phá thai nhưng ra máu ít có sao không?

Có trường hợp uống thuốc phá thai ra ít máu cục, hay uống thuốc phá thai nhưng không đau bụng, uống thuốc phá thai viên đầu tiên bị ra máu cục,… hoặc không có biểu hiện cụ thể. Có những bạn lại thắc mắc uống thuốc phá thai bao lâu thì ra túi thai hay uống thuốc phá thai ra máu nhiều có sao không,…  Thật ra, việc uống thuốc phá thai thành công hay thất bại không thể dựa vào lượng máu ra ít hay nhiều sau khi dùng thuốc. Uống thuốc phá thai ra cục màu trắng, ít máu có thể có là bạn đã phá thai thành công nhưng vẫn còn một phần của thai trong tử cung, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm đến khả năng sinh sản sau này.

Trong khoảng 2-3 ngày đầu sau khi uống thuốc thì lượng máu thường sẽ ra nhiều và giảm dần theo thời gian, không kéo dài quá lâu đến 10 ngày. Mỗi người khác nhau thì lượng máu ra cũng khác nhau, tùy theo cơ địa của từng người. Sau khi phá thai thì thai có thể đã ra ngoài nhưng các hormone trong cơ thể vẫn chưa thể trở về bình thường được nên khi bạn thử thai thì vẫn có thể xuất hiện 2 vạch như thường trong khoảng từ 10 đến 14 ngày sau khi dùng thuốc.

Bạn nên đi siêu âm xem thử là đã phá thai thành công chưa và có còn sót phần nào của thai ở lại tử cung không. Nếu có thì bác sĩ sẽ dùng các biện pháp như uống thuốc hoặc hút các phần đó ra ngoài để tránh có hậu quả không mong muốn. Còn nếu không xuất hiện biểu hiện gì bất thường thì bạn có thể yên tâm.

Cuối cùng, bạn cũng nên rút kinh nghiệm phòng tránh thai hiệu quả để không phải nạo phá thai nhiều lần. Bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.

Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu có thể gây nguy hiểm
Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu có thể gây nguy hiểm

Dấu hiệu phá thai thành công

Có rất nhiều dấu hiệu để biết được sử dụng thuốc để phá thai có thành công hay không. Sau đây chúng mình xin nêu ra một vài dấu hiệu sau:

  • Ra máu cục và máu chảy ra từ âm đạo nhiều ngày: đây là hiện tượng sau khi bạn uống viên thuốc thứ 2 – viên thuốc kích thích tử cung người mẹ co bóp mạnh để đẩy máu đông và thai nhi ra ngoài. Vì vậy nếu phá thai thành công thì bạn sẽ thấy máu chảy ra theo đường âm đạo trong khoảng 1 tuần giống như chu kỳ kinh nguyệt, sẽ ra nhiều máu vào những ngày đầu và giảm dần vào những ngày sau đó.
  • Sốt nhẹ và ớn lạnh: đây là một phản ứng thông thường của cơ thể khi sử dụng thuốc phá thai. Vì vậy bạn không cần lo lắng hay hoảng sợ khi mà cơ thể có những triệu chứng này sau khi uống thuốc phá thai.
  • Đau thắt vùng bụng dưới: Lý do khiến bạn bị đau ở vùng này là vì viên thuốc thứ hai có tác dụng kích thích tử cung co bóp mạnh để tống cục máu đông và búi thai ra khỏi cơ thể. Vì vậy nên triệu chứng đau thắt vùng bụng dưới thường xuất hiện mạnh mẽ nhất vào mấy ngày đầu – khi mà cơ thể ra nhiều máu nhất từ vùng âm đạo
  • Buồn nôn, tiêu chảy nhẹ: Do thuốc được dùng bằng đường uống nên đôi khi sẽ có một vài tác dụng không mong muốn nhẹ lên đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy nhẹ của người dùng. Đây là một điều hoàn toàn bình thường khi sử dụng liệu pháp phá thai bằng thuốc nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé.
  • Một vạch que thử thai: sau khoảng 2 tuần từ khi uống thuốc (hoặc sau khi cơ thể đã ngừng không ra máu nữa thì có thể sử dụng que thử thai để xác định). Nếu que thử thai xuất hiện 1 vạch tức là hCG ở cơ thể bạn đã trở về mức bình thường – đồng nghĩa với việc khả năng cao là bạn đã phá thai thành công.

Xử trí khi uống thuốc phá thai nhưng không ra máu

Nếu bạn uống thuốc phá thai mà không hề thấy máu ra thì cần phải đi kiểm tra lại ở cơ sở y tế uy tín. Vì rất có khả năng thuốc của bạn sử dụng đang có vấn đề hoặc chính cơ thể của bạn đang xảy ra điều gì đó mà không thể đáp ứng được với thuốc này.

Trong trường hợp này, bạn không nên tự xử lý một mình bởi có thể gây nên nguy hiểm cho chính bản thân. Phần lớn uống thuốc phá thai sẽ ra máu nhiều trong khoảng thời gian đầu nên biểu hiện này là khả năng cao đã có vấn đề xảy ra.

Bạn nên đến gặp bác sĩ tại những phòng khám uy tín để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng.

Xem thêm: Thuốc Rosepire có tốt không? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Uống thuốc phá thai nhưng không đau bụng?

Khi uống thuốc phá thai mà không đau bụng sẽ có 2 khả năng có thể xảy ra:

  1. Thuốc bạn sử dụng không có tác dụng, khi đó bạn vừa không đau bụng vừa không ra máu. Điều này có thể khiến việc phá thai thất bại nên bạn cần tới cơ sở y tế uy tín để khám chữa và điều trị kịp thời.
  2. Thuốc có phát huy tác dụng song sự co bóp tử cung không gây đau cho người sử dụng. Cái này bạn có thể hiểu đơn giản như là đến kỳ kinh nguyệt không phải bạn nào cũng bị đau bụng, đau lưng như nhau. Có bạn bị đau bụng dữ dội vào ngày đầu của kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có bạn không đau một chút nào. Việc phá thai bằng thuốc đường uống cũng như vậy. Vì vậy nếu bạn không bị đau bụng nhưng vẫn ra máu ở đường âm đạo thì không cần quá lo lắng đâu. Vì như vậy tỉ lệ thành công của bạn cũng khá cao rồi, chỉ cần bạn chờ cơ thể ngừng ra máu sau đó kiểm tra lại bằng que thử thai để khẳng định tỉ lệ thành công nhé.

Cuối cùng thì dù có phá thai bằng cách nào thì tốt nhất các bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để nghe tư vấn và hướng điều trị phù hợp. Không nên tự xử lý tình huống này một mình để đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra.

Và dù như nào thì các bạn cũng hay suy nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định phá thai nhé, vì đây cũng là một sinh mạng được thượng đế ban cho bạn rồi đó.

Nếu không muốn gặp tình huống khó xử như này thì có thể tham khảo các bài viết về liệu pháp tránh thai của chúng mình nha.

Uông thuốc phá thai nhưng không đau bụng có thể do 2 nguyên nhân
Uông thuốc phá thai nhưng không đau bụng có thể do 2 nguyên nhân
Tôi là Bác sĩ Mai Thanh Huyền, tốt nghiệp hệ chính quy đại học Y Hà Nội. Tôi có kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu kiến thức lâm sàng, chăm sóc giảm nhẹ và giáo dục y tế. Ngoài công việc tại bệnh viện, tôi cũng là tác giả tại Health Education Assets Library (Heal Central). Tôi luôn muốn đem những kiến thức y học, sức khỏe tới gần hơn với người bệnh.
BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn