Viêm lộ tuyến tử cung: Dấu hiệu, Nguyên nhân, Phác đồ điều trị

Ngày viết:
Viêm lộ tuyến tử cung
Viêm lộ tuyến tử cung
5/5 - (1 bình chọn)

Viêm lộ tuyến tử cung là bệnh gì ?

Viêm lộ tuyến tử cung là tình trạng phụ khoa phổ biến đặc trưng bởi dạng tổn thương các tế bào tuyến mềm hoặc tế bào biểu mô cột vốn ở bên trong cổ tử cung phát triển ra bên ngoài cổ tử cung gây nên vùng nhiễm khuẩn đỏ rực, dễ chảy máu.

Loại tổn thương này khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và thường lành tính và không liên quan đến ung thư nói chung hay ung thư cổ tử cung nói riêng.

Dấu hiệu nhận biết mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung

Đa số các trường hợp bị viêm lộ tuyến tử cung không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh một cách vô tình sau khi đi thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc sau các vấn đề phụ khoa khác.

Hình ảnh minh họa viêm lộ tuyến tử cung
Hình ảnh minh họa viêm lộ tuyến tử cung

Ở các trường hợp viêm lộ tuyến tử cung có triệu chứng thì bệnh nhân có thể thấy:

  • Ra ít khí hư.
  • Đau và chảy máu khi thăm khám âm đạo.
  • Đau và chảy máu trong và sau khi quan hệ.
  • Ra máu dạng vệt giữa các chu kỳ kinh.
  • Khám âm đạo thấy: mảng đỏ, viêm ở phía ngoài cổ tử cung đặc biệt khi bôi Lugol thì không bắt màu.
  • Có các triệu chứng này là do các tế bào tuyền mềm vốn ở mặt trong của cổ tử cung dễ bị tổn thương chảy máu và gây đau khi ra bên phía ngoài cổ tử cung. Mức độ của các triệu chứng này cũng tương ứng với mức độ bất thường của giải phẫu bệnh. Cho nên nếu có các triệu chứng trên các bạn nên cần đến gặp các bác sĩ phụ khoa để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời nhất.

Các cấp độ viêm lộ tuyến tử cung

Viêm lộ tuyến tử cung độ I

Đây là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này các tế bào tuyến mới bắt đầu xâm nhập dần ra bên ngoài cổ tử cung tạo điều kiện tạo các ổ nhiễm khuẩn tại đây (mức độ tổn thương của cổ tử cung ở giai đoạn này là khoảng 30 %).

Cũng chính vì vậy các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này cũng rất mơ hồ, nếu có chỉ là ra một ít khí hư, khí hư màu xanh hoặc trắng đục, kèm theo bọt. Không kèm theo đau hay chảy máu khi quan hệ tình dục hay khi thăm khám nên ở giai đoạn này bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng tới các sinh hoạt hàng ngày. Nếu phát hiện được viêm lộ tuyến ngay từ giai đoạn này thì khả năng chữa lành bệnh là rất cao cho nên ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường kể trên thì người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm để được chẩn đoán sớm nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Các cấp độ viêm lộ tuyến tử cung
Các cấp độ viêm lộ tuyến tử cung

Viêm lộ tuyến tử cung độ II

Lúc này mức độ tổn thương hay diện tích của vùng lộ tuyến đã chiếm tới 50 – 70 % diện tích cổ tử cung. Bệnh nhân bắt đầu có những triệu chứng đặc trưng như chảy máu và đau âm đạo khi quan hệ tình dục. Ở giai đoạn này bệnh nhân được chẩn đoán và chữa trị sớm, kịp thời do nếu để kéo dài có thể kéo theo các biến chứng như bội nhiễm nấm, vi khuẩn và thậm chí là virus do lớp tế bào lúc này đã bị tổn thương nhiều và không có khả năng miễn dịch.

Nghiêm trọng hơn, các tác nhân này có thể xâm nhập sâu vào đường tình dục gây ra viêm tắc vòi trứng hay viêm cổ tử cung tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn cho người bệnh; ngoài ra nếu có sự xâm nhập của virus HPV thì bệnh nhân còn có khả năng mắc ung thư cổ tử cung. Chính vì thế bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị bằng các phương pháp như áp lạnh, đốt laser để tránh các biến chứng nguy hiểm trên.

Viêm lộ tuyến tử cung độ III

Đây là giai đoạn nhiễm khuẩn nghiêm trọng nhất của bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động hằng ngày của người bệnh. Lúc này diện tích cổ tử cung tổn thương đã trên 70 % làm các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.

Ngoài các triệu chứng điển hình như ra khí hư, đau và chảy máu âm đạo khi quan hệ tình dục thì bệnh nhân còn kèm theo một số triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau quặn vùng bụng dưới giống như hành kinh hay tiểu nhiều, tiểu buốt. Ở giai đoạn này thầy thuốc cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau bao gồm thuốc đường uống, thuốc đặt tử cung hay đốt tuyến để tránh thu được hiệu quả điều trị tối đa.

Chẩn đoán viêm lộ tuyến tử cung như thế nào?

Về mặt lâm sàng, các triệu chứng của bệnh thường được phát hiện vô tình sau thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc do các nguyên nhân phụ khoa khác bao gồm đau và chảy máu âm đạo khi thăm khám, thấy vùng nhiễm khuẩn ở cổ tử cung đỏ rực khi bôi Lugol không bắt màu Iod. Khi thấy các tổn thương tại cổ tử cung như vậy thì bác sĩ phụ khoa cần chẩn đoán phân biệt với ung thư cổ tử cung bằng một số xét nghiệm đặc hiệu như:

  • Sinh thiết: Lấy một số mẫu mô nhỏ tại vị trí tổn thương đem kiểm tra dưới kính hiển vi tìm tế bào ung thư.
  • Soi cổ tử cung: Dùng dụng cụ chuyên dùng soi cổ tử cung quan sát, đánh giá kĩ các tổn thương tại cổ tử cung cũng như trong lòng cổ tử cung.
  • Xét nghiệm PaP: Là một xét nghiệm đặc hiệu để tìm sự xuất hiện của virus HPV ở các tế bào tại vị trí tổn thương.

Nguyên nhân gây bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung:

Viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra do các rối loạn về mặt mô bệnh học cụ thể là sự xuất hiện lạc chỗ của các tế bào tuyến ở mặt ngoài cổ tử cung. Một số nguyên nhân có thể gây ra sự biến đổi trên bao gồm:

  • Bẩm sinh.
  • Thay đổi về mặt nội tiết: Do sự thay đổi về nồng độ hormone progesterone và estrogen trong cơ thể người phụ nữ đặc biệt ở thời kỳ sinh sản, sự thay đổi về nồng độ các hormone này dẫn đến các tế bào phát triển lệch lạc. Cũng vì lí do này mà những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh hiếm khi mắc bệnh viêm lộ tuyến.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Tác dụng chủ yếu của thuốc tránh thai là tác động lên nồng độ các hormone sinh dục cũng như quá trình tác động của chúng cho nên đây cũng là một tác nhân gây nên tình trạng lộ tuyến tử cung.
  • Sang chấn cổ tử cung: Thường gặp sau mang thai, nạo phá thai hoặc sảy thai làm mất các biểu mô lát bọc ở mặt ngoài của cổ tử cung.

Các phương pháp điều trị viêm lộ tuyến tử cung

Sử dụng liệu pháp đốt laser

Biện pháp này được hiểu là dùng năng lượng của laser để diệt các tế bào tuyến mọc lạc chỗ ở mặt ngoài của cổ tử cung, giúp các tế bào biểu mô lát có cơ hội để hồi phục.

Thông thường, biện pháp này được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm tuyến ở độ 3 và tiến hành khi đã điều trị dứt điểm tình trạng viêm tại âm đạo. Sau khi tiến hành thủ thuật thì bệnh nhân cần giữ sạch sẽ và khô thoáng vùng âm đạo, ngoài ra có thể có tình trạng tăng tiết dịch âm đạo nhưng sẽ hết sau vài tuần sau điều trị. Biện pháp đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị triệu chứng và các biến chứng phụ khoa của viêm lộ tuyến tử cung.

Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến tử cung
Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến tử cung

Sử dụng thuốc tây chống viêm

Bản chất tổn thương của viêm lộ tuyến là các ổ nhiễm khuẩn ở mặt ngoài của cổ tử cung nên thuốc đầu tay điều trị tình trạng này là kháng sinh nhằm ngăn chặn sự phát triển của ổ nhiễm khuẩn tại chỗ cũng như dự phòng bội nhiễm nấm, vi khuẩn/

Bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng thuốc ở hai dạng : dạng thuốc đặt âm đạo và dạng thuốc uống. Một số loại thuốc đặt âm đạo có tác dụng điều trị viêm lộ tuyến tử cung : Polygynax (Polymyxin B + Nystatin + Neomycin), Sadetab (Metronidazole + Nemycin + Clotrimazole)… Ngoài ra bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc đường uống như: Fluconazlole, Itraconazole.

Điều trị bằng phương pháp áp lạnh

Phương pháp điều trị áp lạnh (Cryotherapy) sử dụng Carbon dioxide (CO2) được giữ ở nhiệt độ lạnh nhằm làm lạnh vị trí tổn thương tại cổ tử cung. Ở nhiệt độ này các tế bào tuyến sẽ không hoạt động được và thoái biến sau đó.

Cụ thể khi tiến hành kĩ thuật bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ và bác sĩ sau khi quan sát kĩ các tổn thương tại tử cung sẽ đưa đầu dò lạnh  (- 60 độ) vào áp ngay tại vị trí đã xác định. Khi đã xác nhận toàn bộ tổn thương đã được kiểm soát thì bác sĩ sẽ thu gọn dụng cụ và cho bệnh nhân xuống bàn thủ thuật. Đây là một phương pháp mới và được đánh giá cao trong tác dụng điều trị cũng như hồi phục ở bệnh nhân viêm lộ tuyến tử cung.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn